Nhà sản xuất
Korea United Pharm
Thành phần
Mỗi viên: Methotrexat 2,5mg.
Mỗi lọ 2mL: Methotrexat 50mg.
Mô tả
Thuốc viên: Viên nén tròn, màu vàng.
Thuốc tiêm: Dung dịch màu vàng nhạt, đựng trong lọ màu hổ phách.
Dược lực học
Methotrexat là chất kháng acid folic có tác dụng chống ung thư. Thuốc ức chế acid folic chuyển thành acid tetrahydrofolic, do có ái lực với enzym dihydrofolat reductase mạnh hơn acid folic nội sinh. Sinh tổng hợp DNA bị ức chế và gián phân bị ngừng lại, do vậy methotrexat ức chế đặc hiệu pha S. Các mô tăng sinh mạnh như các tế bào ác tính phân chia nhanh, tủy xương, tế bào thai nhi, biểu mô da, biểu mô miệng và màng nhày ruột là những tế bào nhạy cảm nhất với methotrexat.
Methotrexat có tác dụng ức chế miễn dịch, được sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp. Cơ chế chữa viêm khớp dạng thấp gồm tác dụng ức chế miễn dịch và/hoặc tác dụng chống viêm. Tác dụng ức chế miễn dịch cũng được sử dụng để ngăn chặn phản ứng chống lại mảnh ghép của vật chủ sau cấy ghép tủy xương.
Dược động học
Thuốc viên
Hấp thu: Thuốc được hấp thu tốt qua đường uống khi dùng liều thấp nhưng khi dùng liều cao thuốc có thể không hấp thu hoàn toàn. Nồng độ thuốc tối đa trong huyết thanh đạt được trong 1-2 giờ sau khi uống.
Phân bố: Methotrexat phân bố đến các mô và dịch ngoại bào với thể tích phân bố ổn định từ 0,4 đến 0,8 lít/kg. Thuốc cũng được phân bố vào các khoang tích tụ dịch, có thể gây tích trữ thuốc và làm tăng độc tính. Thuốc được loại khỏi huyết tương sau quá trình đào thải 3 pha, với tổng thời gian bán thải từ 3 đến 10 giờ sau khi uống liều dưới 30 mg/m2. Khoảng 50% thuốc gắn kết với protein huyết tương. Methotrexat khuếch tán vào tế bào một phần bằng cơ chế vận chuyển tích cực và liên kết dưới dạng liên hợp với polyglutamat: do đó thuốc có thể tồn tại trong cơ thể sau vài tháng, đặc biệt là trong gan. Chỉ một lượng nhỏ thuốc qua được hàng rào máu não và vào dịch não tủy sau khi uống liều bình thường, nhưng lượng thuốc này có thể gia tăng khi sử dụng liều cao. Methotrexat được phát hiện với một lượng rất nhỏ trong nước bọt và sữa mẹ. Thuốc có thể qua được nhau thai.
Chuyển hóa: Methotrexat hầu như không trải qua quá trình chuyển hóa khi sử dụng liều thấp, sau khi điều trị ở liều cao chất chuyển hóa 7-hydroxy được phát hiện. Methotrexat có thể được chuyển hóa một phần nhờ hệ vi sinh vật đường ruột sau khi uống.
Thải trừ: Thuốc được đào thải chủ yếu qua nước tiểu thông qua quá trình lọc cầu thận và bài tiết chủ động qua ống thận. Một lượng nhỏ bài tiết qua mật và được tìm thấy trong phân, thuốc có thể được tái hấp thu qua vòng tuần hoàn gan ruột. Nửa đời sinh học của methotrexat kéo dài ở người suy thận có thể gây nguy cơ tích lũy và ngộ độc nếu không điều chỉnh liều thích hợp.
Thuốc tiêm
Hấp thu, chuyển hóa: Khi tiêm bắp thuốc hấp thu nhanh và hoàn toàn. Đạt nồng độ tối đa trong huyết thanh từ 0,5-2 giờ. Có sự thay đổi lớn về nồng độ thuốc giữa các người bệnh và từng người bệnh, đặc biệt khi dùng nhắc lại. Hấp thu cực đại sau khi uống liều vượt quá 30 mg/m2 da. Khoảng 50% thuốc hấp thu gắn thuận-nghịch với protein huyết tương.
Phân bố: Methotrexat dễ khuếch tán vào các mô, có nồng độ cao nhất trong gan và thận; thuốc cũng khuếch tán vào dịch não tủy.
Thải trừ: Thuốc được loại khỏi huyết tương sau quá trình đào thải 3 pha. Phần lớn thuốc đào thải qua nước tiểu trong vòng 24 giờ. Nửa đời sinh học của methotrexat kéo dài ở người suy thận có thể gây nguy cơ tích lũy và ngộ độc nếu không điều chỉnh liều thích hợp.
Chỉ định/Công dụng
Thuốc viên
· Ung thư lá nuôi (ung thư dạ con, u tuyến màng đệm, chửa trứng), bệnh bạch cầu.
· Viêm khớp dạng thấp.
· Bệnh vảy nến dạng nặng mà các phương pháp điều trị khác không đáp ứng được.
Thuốc tiêm
· Giảm tình trạng lan rộng của khối u:
- Bệnh bạch cầu cấp, u lympho không phải Hodgkin, sarcom mô mềm và xương.
- Ung thư vú, ung thư đầu, ung thư cổ, ung thư phổi và ung thư bàng quang, ung thư nguyên bào nuôi (ung thư dạ con, u tuyến màng đệm, chửa trứng).
· Điều trị bệnh vảy nến dạng nặng mà các phương pháp khác không đáp ứng được.
Liều lượng & Cách dùng
Thuốc viên
1. Bệnh bạch cầu: Uống liều methotrexat 3,3 mg/m2/ngày + prednison 60 mg/m2/ngày trong 4-6 tuần. Liều duy trì: uống hoặc tiêm bắp liều 30 mg/m2 mỗi tuần chia 2 lần hoặc tiêm tĩnh mạch liều 2,5 mg/kg mỗi 14 ngày.
2. Bệnh ung thư lá nuôi: Liều uống: 10-30 mg/ngày x 5 ngày. Lặp lại đợt điều trị sau một khoảng thời gian 7-12 ngày khi các dấu hiệu của độc tính không còn.
3. Viêm khớp dạng thấp: Liều uống: 7,5-20 mg một lần trong tuần hoặc chia liều thành 3 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ.
4. Bệnh vảy nến: Liều uống: 7,5-20 mg một lần trong tuần hoặc chia liều thành 3 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ.
Thuốc tiêm
1. Bệnh bạch cầu màng não
Liều Methotrexat tiêm trong ống tủy sống:
Để điều trị lặp lại: Tiêm trong ống tủy, cách nhau ít nhất 7 ngày. Phải tiếp tục điều trị cho tới khi số lượng tế bào (trong dịch não tủy) trở lại bình thường và sau đó cho thêm 1 liều nữa.
Để dự phòng: Thay đổi khoảng cách điều trị và cần tham khảo tài liệu thêm.
2. Ung thư nguyên bào nuôi: Tiêm bắp 15-30 mg mỗi ngày cho mỗi đợt 5 ngày. Điều trị được lặp lại 3-5 lần với khoảng cách giữa các đợt từ 7-12 ngày.
3. Ung thư vú: Methotrexat là một thành phần trong phác đồ CMF (Cyclophosphamid, Methotrexat, 5-fluorouracil), liều khuyên dùng tiêm tĩnh mạch 40 mg tiêm vào ngày 1 và ngày 8. Điều trị được lặp lại, cách nhau 3 tuần.
4. Ung thư phổi: Methotrexat có một vị trí trong điều trị ung thư tuyến, ung thư dạng biểu bì và ung thư tế bào nhỏ không biệt hóa. Đối với 2 loại ung thư sau, Methotrexat được dùng đơn độc với liều 50 mg tiêm tĩnh mạch 2 tuần 1 lần.
5. Ung thư biểu bì mô đầu và cổ: Methotrexat dùng cho người không thể điều trị phẫu thuật và/hoặc liệu pháp phóng xạ, có thể cho tiêm tĩnh mạch mỗi tuần 200 mg/m2, tiếp theo dùng Leucovorin. Ở người bệnh có đáp ứng, khoảng cách sử dụng thuốc có thể tăng lên 2 tuần.
6. Ung thư bàng quang: Tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch liều tối đa 100 mg/m2, 2 tuần 1 lần.
7. Sarcom xương: Liều khuyên dùng từ 600-9000 mg/m2 tiêm tĩnh mạch, tiếp theo sau là giải cứu bằng Leucovorin.
8. Lympho không phải Hodgkin: Liều khuyên dùng từ 90-900 mg/m2 tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch, tiếp theo sau là giải cứu bằng Leucovorin liều cao.
9. Bệnh vảy nến: Để kiểm soát bệnh vảy nến, dùng liều đơn 5-10 mg Methotrexat trong 1 tuần trước khi bắt đầu liệu pháp Methotrexat để dò phản ứng đặc ứng. Để trị bệnh vảy nến dạng nặng, khuyên dùng liều uống từ 10-25 mg một lần mỗi tuần. Tuy nhiên, có thể tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch: Liều khởi đầu 10 mg mỗi tuần một lần, liều có thể tăng đến 25 mg mỗi tuần một lần tùy theo nhu cầu và đáp ứng của từng bệnh nhân.
Methotrexat có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với liệu pháp chạy tia X, điều trị phẫu thuật. Việc xác định liều dùng nên được cân nhắc.
Cảnh báo
Điều trị Methotrexat cần được thầy thuốc có nhiều kinh nghiệm về hóa trị liệu chống ung thư giám sát. Do khả năng gây các phản ứng độc hại hoặc nguy hiểm nên bệnh nhân phải được bác sĩ thông báo đầy đủ những nguy cơ mắc phải và nên được theo dõi cẩn thận.
Quá Liều
Biểu hiện: Loét niêm mạc miệng thường là dấu hiệu sớm của nhiễm độc, nhưng một số người bệnh bị ức chế tủy xương trước hoặc cùng với loét miệng.
Xử trí
Dùng Leucovorin calci càng sớm càng tốt, trong giờ đầu tiên, không được tiêm Leucovorin vào ống tủy sống. Nếu tiêm vào ống tủy sống quá liều thì cần dùng biện pháp hỗ trợ toàn thân bao gồm liều cao Leucovorin, kiềm hóa nước tiểu, dẫn lưu dịch não tủy nhanh, truyền dịch não thất tủy sống.
Leucovorin dùng chậm sau 1 giờ ít có tác dụng. Liều Leucovorin thường bằng hoặc cao hơn liều Methotrexat đã dùng. Khi dùng Methotrexat liều cao hoặc quá liều, có thể dùng Leucovorin truyền tĩnh mạch tới liều 75 mg trong 12 giờ. Sau đó dùng với liều 12 mg tiêm bắp, dùng 4 liều, cứ 6 giờ một lần.
Trong trường hợp quá liều nghiêm trọng, bù nước và kiềm hóa nước tiểu có thể được thực hiện để ngăn ngừa sự kết tủa của thuốc và/hoặc các chất chuyển hóa trong ống thận. Thẩm phân máu và phúc mạc thường không hiệu quả trong việc cải thiện sự thải trừ methotrexat.
Chống chỉ định
Methotrexat chống chỉ định với những bệnh nhân sau:
1. Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn cảm với thuốc.
2. Bệnh nhân bị suy gan, suy thận nặng.
3. Bệnh nhân có hội chứng suy giảm miễn dịch.
4. Bệnh nhân có rối loạn tạo máu từ trước như giảm sản tủy xương, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu hoặc thiếu máu nghiêm trọng.
5. Bệnh nhân bị tràn dịch phế mạc và cổ trướng (tràn dịch phế mạc và cổ trướng kéo dài có thể làm gia tăng độc tính).
6. Bệnh nhân bị bệnh vảy nến hoặc viêm khớp dạng thấp, chống chỉ định trong những trường hợp sau: nghiện rượu, bệnh gan do rượu, hoặc những bệnh gan mãn tính khác.
7. Phụ nữ mang thai và cho con bú.
Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú
Nghiên cứu trên động vật, methotrexat được báo cáo gây quái thai, do đó không dùng ở phụ nữ có thai hoặc phụ nữ nghi ngờ mang thai.
Methotrexat bài tiết vào sữa mẹ gây ảnh hưởng cho trẻ em bú sữa mẹ. Bởi vậy không cho con bú khi người mẹ dùng methotrexat.
Do sự an toàn trên trẻ đang bú mẹ chưa được xác định, không dùng Methotrexat ở phụ nữ đang cho con bú, nếu cần thiết phải dùng nên ngừng việc cho trẻ bú mẹ.
Tương tác
Không dùng phối hợp Methotrexat với các thuốc: Thuốc chống viêm không steroid như Azapropazon, Diclophenac, Ibuprofen, Indomethacin, Ketoprofen, Ketorolac, Naproxen, Probenecid, các dẫn chất salicylat và Pyrimethamin, vaccin.
Các thuốc khi dùng đồng thời với Methotrexat cần điều chỉnh liều gồm: Mercaptopurin, Penicilin, Theophylin.
Các kháng sinh đường uống như Tetracyclin, Cloramphenicol và các kháng sinh phổ rộng không hấp thu (qua đường tiêu hoá) có thể làm giảm sự hấp thu và chuyển hoá của Methotrexat.
Điều trị với Trimethoprim/Sulfamethoxazol sau khi điều trị Methotrexat trong một số trường hợp có thể gây thiếu toàn thể huyết cầu, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ ở một vài người bệnh. Điều trị acid folinic có thể làm giảm nguy cơ phản ứng có hại này của Methotrexat.
Thuốc cạnh tranh với vị trí gắn trên protein và các acid hữu cơ yếu
Vì methotrexat gắn kết một phần với protein huyết tương, độc tính của thuốc có thể gia tăng do sự cạnh tranh gắn kết của một số thuốc như salicylat, sulfonamid, sulfonylure, phenytoin, phenylbutazon, tetracyclin, chloramphenicol và acid aminobenzoic. Cần thận trọng khi sử dụng các thuốc này ở người đang điều trị bằng methotrexat. Ngoài ra, khả năng các acid hữu cơ yếu, trong đó có salicylat, có thể làm chậm sự đào thải của methotrexat và tăng sự tích lũy thuốc.
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)
Độc tính nghiêm trọng đôi khi gây tử vong (bao gồm độc tính trên huyết học và độc tính trên hệ tiêu hóa) đã xảy ra khi dùng NSAID (như indomethacin, ketoprofen) đồng thời với methotrexat (đặc biệt ở liều cao) ở những bệnh nhân có khối u ác tính khác nhau, bệnh vảy nến hoặc viêm khớp dạng thấp. Độc tính liên quan đến nồng độ cao và kéo dài của methotrexat trong huyết tương. Cơ chế chính của tương tác vẫn còn đang được nghiên cứu, nhưng có ý kiến cho rằng NSAID có thể ức chế sự đào thải qua thận của methotrexat, có thể do giảm tưới máu thận bằng cách ức chế sự tổng hợp prostagandin thận hoặc cạnh tranh đào thải qua thận.
Nên tránh sử dụng NSAID ở bệnh nhân đang điều trị methotrexat liều cao (như trong các trường hợp điều trị khối u). Nguy cơ khi dùng đồng thời NSAID và chế độ điều trị methotrexat liều thấp không liên tục (5-15 mg mỗi tuần) chưa được chứng minh đầy đủ. Tuy nhiên, cần thận trong khi sử dụng đồng thời NSAID và methotrexat liều thấp trong các phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp, cần cân nhắc đến khả năng nồng độ methotrexat tăng và kéo dài trong huyết tương có thể làm tăng độc tính của thuốc. Chế độ điều trị không liên tục cũng được sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến và liều của methotrexat theo phác đồ này thường cao hơn khi điều trị viêm khớp dạng thấp, do đó nhiều khả năng xảy ra độc tính khi sử dụng đồng thời với NSAID; độc tính nghiêm trọng, trong đó có 1 trường hợp tử vong đã được ghi nhận ở một số người bệnh vảy nến điều trị đồng thời NSAID và methotrexat.
Kháng sinh nhóm penicillin
Sử dụng đồng thời với các kháng sinh nhóm penicillin (như amoxicillin, carbenicillin, mezlocillin) có thể làm giảm độ thanh thải thận của methotrexat, do sự ức chế bài tiết ở ống thận. Ở bệnh nhân điều trị methotrexat liều thấp hoặc cao đồng thời với kháng sinh nhóm penicillin đã ghi nhận trường hợp nồng độ methotrexat trong huyết tương tăng gây độc tính trên huyết học và độc tính trên đường tiêu hóa. Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ khi sử dụng đồng thời các thuốc này.
Các tương tác khác
Không nên sử dụng những thuốc có đặc tính dược lý tương tự như pyrimethamin ở bệnh nhân đang điều trị bằng methotrexat.
Cần thận trong khi sử dụng co-trimoxazol ở bệnh nhân đang điều trị bằng methotrexat, vì các sulfonamid có thể cạnh tranh với methotrexat ở vị trí gắn kết với protein huyết tương làm gia tăng nồng độ methotrexat tự do.
Không nên tiêm vaccin dạng virus sống ở bệnh nhân điều trị bằng methotrexat. Đã ghi nhận ít nhất 1 trường hợp nhiễm khuẩn do tiêm vaccin đậu mùa ở bệnh nhân đang điều trị bằng methotrexat. Tuy đáp ứng kháng thể với vaccin chứa virus bất hoạt không phải là tối ưu, nhưng vẫn có thể đạt được sự bảo vệ một phần hoặc hoàn toàn và những vaccin này có thể sử dụng nếu cần thiết ở bệnh nhân điều trị bằng methotrexat.
Có ý kiến cho rằng các chế phẩm chứa acid folic bao gồm các chế phẩm vitamin có thể làm giảm hiệu quả của methotrexat và không nên sử dụng ở bệnh nhân đang điều trị bằng methotrexat; tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu lâm sàng chứng minh hay loại trừ giả thiết này.
Sử dụng methotrexat đồng thời với các thuốc có khả năng gây độc gan (như retinoid, azathioprin, sulfasalazin) có thể làm gia tăng độc tính trên gan, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ khi sử dụng các thuốc này.
Methotrexat có thể làm giảm độ thanh thải của theophyllin; nồng độ của theophyllin trong huyết tương cần được theo dõi cẩn thận ở bệnh nhân dùng đồng thời theophyllin và methotrexat.
Tương kỵ
Có thể pha loãng tiếp thuốc tiêm Methotrexat với các dung dịch tiêm không có chất bảo quản như natri clorid 0,9%; glucose 5%. Methotrexat natri tương kỵ với Cytarabin, Fluorouracil và Prednisolon, Natri phosphat.
Tác dụng ngoại ý
Thuốc viên
ADR loại I: Thường xảy ra khi dùng liều thấp chữa viêm khớp hoặc bệnh vảy nến, hay gặp nhất là buồn nôn, tăng enzym gan trong huyết tương.
Thường gặp, ADR >1/100
Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt.
Tiêu hóa: Viêm miệng, buồn nôn, tiêu chảy, nôn, chán ăn.
Gan: Tăng rõ rệt enzym gan.
Da: Rụng tóc, phản ứng da (phù da).
Phản ứng khác: Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Ít gặp, 1/1000< ADR <1/100
Máu: Chảy máu mũi, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
Da: Ngứa.
Hô hấp: Xơ phổi, viêm phổi.
Sinh dục - tiết niệu: Loét âm đạo.
Hiếm gặp, ADR <1/1000
Toàn thân: Liệt dương.
Thần kinh trung ương: Lú lẫn, trầm cảm.
Phản ứng khác: Giảm tình dục.
Chú giải:
Các yếu tố nguy cơ gây độc cho gan là béo phì, đái tháo đường và suy giảm chức năng thận. Bệnh phổi do methotrexat là biến chứng nặng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình điều trị, kể cả ở liều thấp 7,5 mg/tuần, nhiễm độc phổi không phải luôn luôn được hồi phục. Các triệu chứng ở phổi như ho khan cần cảnh giác và khám xét, ngừng điều trị cho đến khi phổi không còn bị nhiễm độc. Đã có tử vong do methotrexat gây ra bệnh phổi kẽ mạn tính. Những thay đổi ở phổi trong khi điều trị viêm khớp dạng thấp bằng methotrexat cũng có thể là biểu hiện của bản thân bệnh đó.
Nên dùng liều thử 2,5 mg trước khi bắt đầu liệu pháp duy trì đầy đủ để xem người bệnh có phản ứng đặc ứng không. Cần kiểm tra công thức máu trước khi điều trị, nhắc lại sau 1 tuần điều trị và sau đó mỗi tháng một lần.
Chụp phổi trước khi điều trị và trong trường hợp nghi ngờ nhiễm độc phổi.
Sinh thiết gan đối với nhiều trường hợp sau khi người bệnh dùng đến tổng liều 2g; 6-18 tháng/lần hoặc sinh thiết lại sau khi đợt điều trị tiếp theo đạt 2g.
ADR loại II: Thường xảy ra khi dùng liều cao chống ung thư. Tần số và mức độ nặng phụ thuộc vào liều dùng, thời gian điều trị và đường dùng. Dùng acid folinic khi điều trị liều cao methotrexat có thể làm mất hoặc giảm thiểu một số phản ứng có hại. Ngừng dùng thuốc trong một thời gian đối với một số trường hợp giảm bạch cầu. Thuốc giải độc là acid folinic 10 mg/m2 tiêm tĩnh mạch hoặc uống cứ 6 giờ/lần cho đến khi nồng độ methotrexat trong máu giảm xuống dưới 5x10-8 mol/lít.
Thường gặp, ADR >1/100
Máu: Ức chế tủy xương gây giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu ngay cả với liều thấp.
Tiêu hóa: Viêm miệng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán ăn.
Da: Phát ban đỏ, ngứa, mày đay.
Gan: Viêm gan sau khi dùng liều cao, kéo dài; tăng transaminase hồi phục sau khi tiêm liều duy nhất.
Sinh dục - tiết niệu: Giảm chức năng thận, đặc biệt khi dùng liều cao.
Ít gặp, 1/1000< ADR <1/100
Toàn thân: Phản ứng dị ứng, ức chế miễn dịch.
Tiêu hóa: Chảy máu và loét dạ dày, viêm ruột.
Da: Ban đỏ, ngứa, mày đay, rụng tóc sau điều trị liều cao kéo dài, mẫn cảm ánh sáng.
Gan: Xơ hóa, xơ gan (cả ở liều thấp), hay xảy ra khi dùng quá 12 ngày mỗi tháng; tăng enzym gan không nhiễm độc gan khi dùng liều thấp, dùng dưới 12 ngày mỗi tháng.
Cơ xương: Loãng xương.
Thần kinh: Động kinh, co giật, đau đầu sau khi dùng liều cao.
Sinh dục - tiết niệu: Giảm khả năng sinh sản, ngộ độc sinh sản dưới dạng hình thành khuyết tật, ức chế sinh tinh trùng, giảm tinh trùng nhất thời, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, giảm chức năng thận.
Mắt: Viêm kết mạc.
Các phản ứng khác: Tăng tác dụng độc của liệu pháp phóng xạ.
Hiếm gặp, ADR <1/1000
Toàn thân: Chóng mặt.
Tuần hoàn: Viêm mạch ở tay và chân.
Thần kinh trung ương: Lú lẫn và trầm cảm.
Hô hấp: Viêm phổi kẽ, ho khan, khó thở, sốt (cũng gặp cả khi dùng liều thấp kéo dài).
Thần kinh: Co giật, động kinh, đau đầu, bệnh não sau khi dùng liều.
Các phản ứng khác: Liệt dương.
Bệnh phổi do dùng methotrexat là biến chứng đe dọa tính mạng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong khi điều trị. Ho khan, đột ngột hoặc kéo dài có thể nghi là nhiễm độc phổi. Phải ngừng điều trị và khám người bệnh.
Hướng dẫn cách xử trí ADR: Súc miệng luôn bằng dung dịch acid folinic làm giảm viêm miệng. Các phản ứng có hại trên hệ thần kinh thường hồi phục sau khi giảm liều hoặc ngừng dùng thuốc. Kiềm hóa nước tiểu và tiếp nước đầy đủ ít nhất 3 lít/ngày để tránh lắng đọng ở thận. Sau khi dùng liều cao chức năng thận có thể bị giảm, gây ra giảm thải trừ methotrexat làm tăng nồng độ thuốc và có thể dẫn đến ngộ độc. Ở người bệnh giảm chức năng gan, tác dụng có hại của methotrexat, nhất là viêm miệng có thể nặng thêm.
Thuốc tiêm
Sốc: Hiếm khi xảy ra, nên theo dõi đầy đủ. Nếu cần thiết, nên ngưng dùng thuốc và dùng các biện pháp điều trị thích hợp.
Tiêu hóa: Nếu xuất hiện loét đường tiêu hóa, chảy máu, viêm miệng, đau bụng, tiêu chảy, nôn và buồn nôn có thể dẫn đến bị mất nước, cần ngưng dùng Methotrexat đến khi các triệu chứng này mất đi. Có thể xuất hiện chán ăn, chất nôn có màu đen, viêm ruột.
Hô hấp: Đã ghi nhận về trường hợp tử vong do viêm phổi kẽ. Đôi khi gặp bệnh viêm phổi kẽ tắc nghẽn mãn tính, chứng xơ phổi. Các triệu chứng của bệnh phổi (đặc biệt là ho khan) hoặc bệnh viêm phổi không đặc trưng có thể gây nên những nguy cơ tiềm ẩn và có thể xuất hiện, vì vậy nên ngưng điều trị và theo dõi cẩn thận.
Hệ thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, rối loạn ngôn ngữ, liệt nửa người, mất cảm giác, chứng co giật, hôn mê, tính khí bàng quan, sự căng cơ đầu và cổ, đau lưng có thể xuất hiện.
Hệ niệu sinh dục: Không tinh trùng, thiểu năng buồng trứng, mất kinh, vô sinh, sẩy thai, dị dạng bào thai có thể xảy ra.
Máu: Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, chảy máu, giảm gamma globulin huyết, nhiễm trùng huyết có thể xảy ra. Nếu chứng giảm bạch cầu hạt và chứng đỏ bừng xảy ra nên lập tức kiểm tra và tiến hành liệu pháp thích hợp như dùng kháng sinh phổ rộng ngoài đường tiêu hóa.
Gan: Suy gan (gia tăng men GOT, GPT, AL-P), vàng da, gan nhiễm mỡ, hoại tử mô gan, xơ hóa mô gan. Khi xảy ra xơ hóa mô gan, xơ gan nặng cần ngưng dùng thuốc.
Thận: Có thể xảy ra hoại tử niệu quản, bệnh thận nặng, huyết niệu, tăng BUN huyết hoặc tăng creatinin. Dùng liều cao Methotrexat trị sarcom xương có thể gây suy thận cấp.
Quá mẫn: Rối loạn ý thức, tụt huyết áp, tim đập nhanh, liệt, hắt hơi, khó thở, nặng ngực, đổ mồ hôi có thể xuất hiện. Nếu những triệu chứng trên xảy ra cần dùng phương pháp điều trị thích hợp.
Da: Nhạy cảm với ánh sáng, ngoại ban, mày đay, ngứa, ban đỏ, nhiễm sắc tố, nhạt màu da, tụ máu dưới da, viêm nang lông, hói, giãn mao mạch, xước da có thể xuất hiện.
Các phản ứng khác: Khó ở, viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc, viêm bàng quang, viêm khớp, đau cơ, tiểu đường, loãng xương.
Thận trọng
Methotrexat cần được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân sau:
1. Bệnh nhân suy thận (sự đào thải thuốc có thể bị chậm lại).
2. Bệnh nhân suy gan.
3. Bệnh nhân tiêu chảy hoặc bệnh viêm loét đường tiêu hóa (nội tạng bị thủng có thể gây viêm và chảy máu ruột non dẫn đến tử vong).
4. Bệnh nhân bị loét dạ dày hoặc viêm loét kết tràng.
5. Bệnh nhân bị rối loạn huyết học.
6. Bệnh nhân giảm sản tủy xương.
7. Bệnh nhân bị bệnh thủy đậu (có thể xảy ra suy nhược cơ thể đe dọa tính mạng).
8. Bệnh nhân bị biến chứng của nhiễm khuẩn.
9. Bệnh nhân bị rối loạn tâm thần.
10. Người cao tuổi và trẻ em.
Thận trọng chung
1. Vì các tác dụng có hại chủ yếu như giảm tủy xương, suy gan, suy thận có thể xảy ra, cần theo dõi tình trạng bệnh nhân và thường xuyên tiến hành làm các xét nghiệm lâm sàng (xét nghiệm máu, chức năng gan, thận, xét nghiệm nước tiểu). Nếu bất kỳ triệu chứng nào xảy ra, biện pháp thích hợp là giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc.
2. Cần thận trọng với các biểu hiện nhiễm trùng và khuynh hướng chảy máu.
3. Sử dụng ở trẻ em hay bệnh nhân có khả năng mang thai nên cân nhắc ảnh hưởng trên tuyến sinh dục.
4. Suy thận do dùng thuốc này nguyên nhân chính là do sự kết tủa methotrexat và 7-hydroxymethotrexat trên ống thận. Để dùng thuốc an toàn, cần chú ý đến chức năng thận bao gồm việc bổ sung nước, kiềm hóa nước tiểu, sự đào thải qua đường niệu, đo nồng độ creatinin và methotrexat trong huyết thanh.
5. Bệnh phổi do methotrexat là một thương tổn nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình điều trị, kể cả ở liều thấp 7,5 mg/tuần. Nhiễm độc phổi không phải luôn luôn được hồi phục hoàn toàn. Khi nghi ngờ nhiễm độc phổi cần tiến hành kiểm tra chức năng phổi, đây được xem là biện pháp cơ bản mang lại hiệu quả.
6. Dùng methotrexat liều thấp, kéo dài có thể gây độc gan do đó cần tiến hành kiểm tra chức năng gan định kỳ. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào nên ngừng thuốc ít nhất 2 tuần.
7. Ảnh hưởng trên việc sinh tinh, sinh trứng của việc dùng thuốc có thể làm giảm khả năng sinh sản có hồi phục, vì vậy, chỉ nên mang thai ít nhất sau 6 tháng ngưng điều trị.
8. Thuốc này có chức năng ức chế miễn dịch nên làm giảm đáp ứng miễn dịch của vaccin, dùng đồng thời thuốc và vaccin sống có thể gây đáp ứng kháng nguyên nguy hiểm.
9. Khi gia tăng chảy máu nên ngừng thuốc. Và đồng thời dùng các biện pháp hỗ trợ như truyền máu hoặc cầm máu.
10. Giảm homopoietin có thể xảy ra đột ngột ngay cả liều thấp.
11. Không nên phối hợp đồng thời tiêm thuốc trong ống tủy sống với liệu pháp xạ trị thần kinh trung ương.
12. Thuốc chứa tartrazin là tác nhân tạo màu, vì vậy phải thận trọng ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn cảm với thuốc.
Sử dụng ở người cao tuổi và trẻ em
· Nghiên cứu lâm sàng ở người cao tuổi chưa được thực hiện. Người cao tuổi vốn sẵn có lượng dự trữ acid folic, chức năng gan và thận yếu. Do đó phải giảm liều và theo dõi các dấu hiệu ban đầu của độc tính.
· Số liệu an toàn ở trẻ vị thành niên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới 1 tuổi) chưa được xác định.
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc: Tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương như mệt mỏi, chóng mặt có thể xảy ra khi điều trị với methotrexat do đó có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Bảo quản
Bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng. Ở nhiệt độ phòng không quá 30°C.
Dung dịch Methotrexat pha loãng giữ được 90% tác dụng khi bảo quản ở nhiệt độ 21-25oC, trong 24 giờ. Tuy nhiên chỉ nên pha loãng dung dịch không có chất bảo quản trước khi dùng và bỏ đi phần không dùng đến.
Phân loại ATC
L01BA01 - methotrexate
Trình bày/Đóng gói
Viên nén: hộp 10 vỉ x 10 viên.
Dung dịch tiêm: hộp 10 lọ.
- Abacavir
- Abernil
- Abiiogran
- Acarbose
- ACC
- Acebutolol
- Acenocoumarol
- Acetate Ringer's
- Acetazolamide
- Acetylcystein
- Acetylsalicylic acid
- Aciclovir
- Acid acetylsalicylic
- Acid aminocaproic
- Acid ascorbic
- Acid boric
- Acid chenodeoxycholic
- Acid ethacrynic
- Acid folic
- Acid fusidic
- Acid iopanoic
- Acid ioxaglic
- Acid nalidixic
- Acid pantothenic
- Acid para-aminobenzoic
- Acid salicylic
- Acid tranexamic
- Acid valproic
- Acid zoledronic
- Acitretin
- Aclasta
- Aclon
- Actapulgite
- Actelsar
- Actelsar HCT
- Actemra
- Actilyse
- Acular
- Acupan
- Acuvail
- Acyclovir STADA
- Acyclovir STADA Cream
- Adalat
- Adenosin
- Adenosin Ebewe
- Adipiodon
- Advagraf
- Aerius
- Afinitor
- Agicarvir
- Agifovir-E
- Agilosart
- Agilosart-H
- Agimepzol
- Agimosarid
- Agimstan
- Agimstan-H
- Agiremid
- Agivastar
- Aibezym
- Air-X
- Alaxan
- Albendazol
- Albiomin
- Albumin
- Albumin người Grifols 20%
- Albuminar
- AlbuRx
- Albutein
- Alcuronium chloride
- Aldesleukin
- Alendronat
- Alertin
- Alfa-Lipogamma 600 Oral
- Alfuzosin hydrochlorid
- Algotra
- Alimemazin
- Alimta
- Allipem
- Allopurinol
- Allopurinol STADA
- Aloxi
- Alprazolam
- Alpha Chymotrypsin
- Alpha tocopherol
- Alphachymotrypsin Glomed
- Alphagan-P
- Aluvia
- Alzental
- Amaryl
- Ambroco
- Ambroxol
- Amcinol-Paste
- Amigold
- Amikacin
- Aminocaproic acid
- Aminoleban
- Aminoleban Oral
- Aminosteril N-Hepa
- Amiparen
- Amitriptyline
- Amiyu
- Amlodipine
- Amlor
- Amoxicillin
- Amoxicillin & clavulanate
- Ampicillin
- Amquitaz
- Anaferon for children
- Anargil
- Anaropin
- Andriol Testocaps
- Anepzil
- Anyfen
- Apaisac
- Apidra SoloStar
- Apitim 5
- Aprovel
- Aquaphil
- Arcalion
- Arcoxia
- Aricept Evess
- Arimidex
- Arnetine
- Artrodar
- A-Scabs
- Ascorbic acid
- Asperlican/Candinazol
- Aspilets EC
- Aspirin
- Asthmatin
- Atelec
- Atocib 120
- Atocib 90
- Atosiban PharmIdea
- Atozet
- Attapulgite
- Atussin
- Atropin
- Augbactam
- Augmentin Sachet
- Augmentin SR
- Augmentin Tablets
- Augmex
- Avamys
- Avastin
- Avelox Dịch truyền
- Avelox Viên nén
- Avodart
- Axcel Cefaclor-125 Suspension
- Axcel Cetirizine Syrup
- Axcel Chlorpheniramine
- Axcel Dexchlorpheniramine
- Axcel Dicyclomine-S Syrup
- Axcel Diphenhydramine Paediatric Syrup
- Axcel Erythromycin ES
- Axcel Eviline
- Axcel Fungicort Cream
- Axcel Fusidic acid Cream
- Axcel Fusidic acid-B Cream
- Axcel Hydrocortisone Cream
- Axcel Lignocaine 2% Sterile Gel
- Axcel Loratadine
- Axcel Miconazole Cream
- Axcel Paracetamol
- Axcel Urea Cream
- Axitan
- Azenmarol
- Azicine
- Aziphar
- Azithromycin