Nhà sản xuất
Shinpoong Daewoo
Thành phần
Mỗi viên: Ofloxacin 200mg.
Dược lực học
Ofloxacin là thuốc kháng khuẩn nhóm fluoroquinolon giống như ciprofloxacin, nhưng ofloxacin khi uống có khả dụng sinh học cao hơn (trên 95%). Ofloxacin có phổ kháng khuẩn rộng bao gồm: Enterobacteriaceae, Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influenzae, Neisseria spp., Staphylococcus, Streptococcus pneumoniae và một vài vi khuẩn Gram dương khác.
Ofloxacin có tác dụng mạnh hơn ciprofloxacin đối với Chlamydia trachomatis, Ureaplasma urealyticum, Mycoplasma pneumoniae. Nó cũng có tác dụng đối với Mycobacterium leprae và cả với Mycobacterium tuberculosis và vài Mycobacterium spp. khác.
Ofloxacin có tác dụng diệt khuẩn. Cơ chế tác dụng chưa được biết đầy đủ. Giống như các thuốc quinolon kháng khuẩn khác, ofloxacin ức chế DNA-gyrase là enzym cần thiết trong quá trình nhân đôi, phiên mã và tu sửa DNA của vi khuẩn.
Dược động học
Ofloxacin được hấp thu nhanh và tốt qua đường tiêu hóa. Khả dụng sinh học qua đường uống khoảng 100% và có nồng độ đỉnh huyết tương 3-4 microgam/ml, 1-2 giờ sau khi uống 1 liều 400mg. Hấp thu bị chậm lại khi có thức ăn nhưng tỷ lệ hấp thu không bị ảnh hưởng. Nửa đời trong huyết tương là 5-8 giờ; trong trường hợp suy thận, có khi kéo dài 15-60 giờ tùy theo mức độ suy thận, khi đó cần điều chỉnh liều. Ofloxacin được phân bố rộng khắp vào các dịch cơ thể, kể cả dịch não tủy và xâm nhập tốt vào các mô. Khoảng 25% nồng độ thuốc trong huyết tương gắn vào protein huyết tương. Thuốc qua nhau thai và tiết qua sữa. Có nồng độ tương đối cao trong mật.
Khi dùng liều đơn, ít hơn 10% ofloxacin được chuyển hóa thành desmethyl-ofloxacin và ofloxacin N-oxyd. Desmethyl-ofloxacin có tác dụng kháng khuẩn trung bình. Tuy vậy thận vẫn là nơi thải ofloxacin chính, thuốc được lọc qua cầu thận và bài tiết qua ống thận. 75-80% thuốc được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không chuyển hóa trong 24 đến 48 giờ, làm nồng độ thuốc cao trong nước tiểu. Dưới 5% thuốc được bài tiết dưới dạng chuyển hóa trong nước tiểu; 4 đến 8% thuốc bài tiết qua phân. Chỉ một lượng nhỏ ofloxacin được thải bằng thẩm phân máu.
Chỉ định/Công dụng
Ofloxacin được dùng trong các bệnh:
- Viêm phế quản nặng do vi khuẩn, viêm phổi.
- Nhiễm khuẩn Chlamydia tại cổ tử cung hoặc niệu đạo có hoặc không kèm lậu, lậu không biến chứng, viêm tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu.
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
- Viêm đại tràng do nhiễm khuẩn.
Liều lượng & Cách dùng
Người lớn:
Viêm phế quản nặng do nhiễm khuẩn hoặc viêm phổi: uống 400mg cách 12 giờ/lần trong 10 ngày.
Nhiễm Chlamydia (trong cổ tử cung và niệu quản): uống 300mg, cách 12 giờ/lần trong 7 ngày.
Lậu, không biến chứng: uống 400mg, 1 liều duy nhất.
Viêm tuyến tiền liệt: uống 300mg, cách 12 giờ/lần trong 6 tuần.
Nhiễm khuẩn da và mô mềm: uống 400mg, cách 12 giờ/ lần trong 10 ngày.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu:
• Viêm bàng quang do E. coli hoặc K. pneumoniae: uống 200mg, cách nhau 12 giờ/lần trong 3 ngày.
• Viêm bàng quang do các vi khuẩn khác: uống 200mg, cách nhau 12 giờ/lần trong 7 ngày.
• Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng: uống 200mg, cách nhau 12 giờ/ lần trong 10 ngày.
Người lớn suy chức năng thận:
Trẻ em: Không khuyến cáo dùng thuốc cho trẻ dưới 18 tuổi.
Quá Liều
Triệu chứng: Các dấu hiệu của quá liều cấp tính như: ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương: lú lẫn, chóng mặt, suy giảm ý thức và động kinh co giật; các phản ứng tiêu hóa: buồn nôn và xói mòn niêm mạc.
Xử lý: Trong trường hợp quá liều, điều trị triệu chứng nên được thực hiện.
Chống chỉ định
Quá mẫn với ofloxacin, các quinolon khác hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Trẻ dưới 15 tuổi.
Người mang thai và cho con bú.
Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai: Ofloxacin qua nhau thai. Cũng phát hiện thấy ofloxacin trong nước ối của hơn một nửa số người mẹ mang thai có dùng thuốc. Chưa có những công trình được theo dõi tốt và đầy đủ trên người. Tuy vậy, vì ofloxacin và các fluoroquinolon khác gây bệnh về khớp ở súc vật non, không nên dùng ofloxacin trong thời kỳ mang thai.
Thời kỳ cho con bú: Ofloxacin bài tiết vào sữa mẹ với nồng độ tương tự như trong huyết tương. Các fluoroquinolon đã được biết là gây tổn thương vĩnh viễn ở sụn của những khớp chịu lực và cả nhiều dấu hiệu bệnh lý khác về khớp ở súc vật non. Vì vậy nếu không thay thế được kháng sinh khác và vẫn phải dùng ofloxacin, thì không nên cho con bú.
Tương tác
Thuốc kháng viêm không steroid (aspirin, diclofenac, dipyron, indomethacin, paracetamol): gây rối loạn tâm thần không tăng (sảng khoái, hysteria, loạn thần). Không cần thận trọng khi phối hợp thuốc.
Amoxicilin: không làm thay đổi sự hấp thu ofloxacin.
Thuốc kháng acid nhôm và magnesi: giảm mức độ ofloxacin trong huyết thanh xuống dưới nồng độ điều trị khi dùng phối hợp.
Tác dụng ngoại ý
Thường gặp: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa; đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, run, mất ngủ, ác mộng, rối loạn thị giác; phát ban, ngứa, phản ứng da kiểu quá mẫn.
Hiếm gặp: ảo giác, phản ứng loạn thần, trầm cảm, co giật, viêm mạch; hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử nhiễm độc của da.
* Cách xử lý: ngừng điều trị nếu có các phản ứng về tâm thần, thần kinh và quá mẫn (phát ban nặng).
Thận trọng
Người bệnh động kinh hoặc có tiền sử rối loạn thần kinh trung ương.
Người bệnh bị suy thận: phải giảm liều.
Kể từ khi có những báo cáo về các tác dụng phụ như: đau đầu chóng mặt và rối loạn thị giác. Bệnh nhân nên biết cách họ phản ứng với Ofloxacin trước khi lái xe hay vận hành máy móc. Những ảnh hưởng này có thể được tăng cường bởi rượu.
Bảo quản
Trong bao bì kín, ở nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30oC.
Phân loại ATC
J01MA01 - ofloxacin
Trình bày/Đóng gói
Viên nén bao phim: hộp 10 vỉ x 10 viên.
- Abacavir
- Abernil
- Abiiogran
- Acarbose
- ACC
- Acebutolol
- Acenocoumarol
- Acetate Ringer's
- Acetazolamide
- Acetylcystein
- Acetylsalicylic acid
- Aciclovir
- Acid acetylsalicylic
- Acid aminocaproic
- Acid ascorbic
- Acid boric
- Acid chenodeoxycholic
- Acid ethacrynic
- Acid folic
- Acid fusidic
- Acid iopanoic
- Acid ioxaglic
- Acid nalidixic
- Acid pantothenic
- Acid para-aminobenzoic
- Acid salicylic
- Acid tranexamic
- Acid valproic
- Acid zoledronic
- Acitretin
- Aclasta
- Aclon
- Actapulgite
- Actelsar
- Actelsar HCT
- Actemra
- Actilyse
- Acular
- Acupan
- Acuvail
- Acyclovir STADA
- Acyclovir STADA Cream
- Adalat
- Adenosin
- Adenosin Ebewe
- Adipiodon
- Advagraf
- Aerius
- Afinitor
- Agicarvir
- Agifovir-E
- Agilosart
- Agilosart-H
- Agimepzol
- Agimosarid
- Agimstan
- Agimstan-H
- Agiremid
- Agivastar
- Aibezym
- Air-X
- Alaxan
- Albendazol
- Albiomin
- Albumin
- Albumin người Grifols 20%
- Albuminar
- AlbuRx
- Albutein
- Alcuronium chloride
- Aldesleukin
- Alendronat
- Alertin
- Alfa-Lipogamma 600 Oral
- Alfuzosin hydrochlorid
- Algotra
- Alimemazin
- Alimta
- Allipem
- Allopurinol
- Allopurinol STADA
- Aloxi
- Alprazolam
- Alpha Chymotrypsin
- Alpha tocopherol
- Alphachymotrypsin Glomed
- Alphagan-P
- Aluvia
- Alzental
- Amaryl
- Ambroco
- Ambroxol
- Amcinol-Paste
- Amigold
- Amikacin
- Aminocaproic acid
- Aminoleban
- Aminoleban Oral
- Aminosteril N-Hepa
- Amiparen
- Amitriptyline
- Amiyu
- Amlodipine
- Amlor
- Amoxicillin
- Amoxicillin & clavulanate
- Ampicillin
- Amquitaz
- Anaferon for children
- Anargil
- Anaropin
- Andriol Testocaps
- Anepzil
- Anyfen
- Apaisac
- Apidra SoloStar
- Apitim 5
- Aprovel
- Aquaphil
- Arcalion
- Arcoxia
- Aricept Evess
- Arimidex
- Arnetine
- Artrodar
- A-Scabs
- Ascorbic acid
- Asperlican/Candinazol
- Aspilets EC
- Aspirin
- Asthmatin
- Atelec
- Atocib 120
- Atocib 90
- Atosiban PharmIdea
- Atozet
- Attapulgite
- Atussin
- Atropin
- Augbactam
- Augmentin Sachet
- Augmentin SR
- Augmentin Tablets
- Augmex
- Avamys
- Avastin
- Avelox Dịch truyền
- Avelox Viên nén
- Avodart
- Axcel Cefaclor-125 Suspension
- Axcel Cetirizine Syrup
- Axcel Chlorpheniramine
- Axcel Dexchlorpheniramine
- Axcel Dicyclomine-S Syrup
- Axcel Diphenhydramine Paediatric Syrup
- Axcel Erythromycin ES
- Axcel Eviline
- Axcel Fungicort Cream
- Axcel Fusidic acid Cream
- Axcel Fusidic acid-B Cream
- Axcel Hydrocortisone Cream
- Axcel Lignocaine 2% Sterile Gel
- Axcel Loratadine
- Axcel Miconazole Cream
- Axcel Paracetamol
- Axcel Urea Cream
- Axitan
- Azenmarol
- Azicine
- Aziphar
- Azithromycin