Nhà sản xuất
AbbVie
Thành phần
Mỗi lọ: Phospholipid 100mg.
Về mặt hóa học
Thành phần lipid và protein của beractant cụ thể như sau:
Tổng phospholipid: khoảng 25mg/mL
Acid béo tự do: 1,4 đến 3,5mg/mL
Triglyceride: 0,5 đến 1,75mg/mL
Protein: 0,1 đến 1,0mg/mL
Những thành phần này được pha thành dạng huyền phù trong dung dịch natri clorid 0,9% và được khử trùng bằng nhiệt. Beractant không chứa chất bảo quản. Thành phần protein bao gồm 2 protein kị nước, khối lượng phân tử thấp, có tính chất diện hoạt đã được biết đến là SP-B và SP-C. Hỗn dịch không chứa protein có tính diện hoạt thân nước, khối lượng phân tử lớn như SP-A.
Mô tả
Hỗn dịch dùng đường nội khí quản Beractant là một chất diện hoạt phổi, vô trùng, không chứa chất gây sốt, chiết suất từ phổi bò. Hỗn dịch còn được bổ sung 3 lipid có nguồn gốc tổng hợp và các protein có tính chất diện hoạt như là colfosceril palmitat (dipalmitoylphosphatidylcholin), palmitic acid và tripalmitin được thêm vào để chuẩn hóa thành phần hỗn dịch, nhằm có được đặc tính giảm sức căng bề mặt như là những chất diện hoạt tự nhiên ở phổi. Hỗn dịch thu được cung cấp trung bình 25 mg/mL phospholipid và không quá 1,0 mg/mL protein. Hình thức của hỗn dịch là chất lỏng mờ đục, có màu từ trắng nhờ đến nâu sáng.
Dược lý
ĐẶC TÍNH DƯỢC LỰC HỌC
Chất diện hoạt nội sinh ở phổi làm giảm sức căng bề mặt ở các túi phế nang trong quá trình hô hấp và làm ổn định các phế nang chống co xẹp lại do áp lực màng phổi. Thiếu hụt chất diện hoạt phổi gây ra hội chứng suy hô hấp (RDS) ở trẻ sơ sinh. Beractant bổ sung chất diện hoạt và duy trì hoạt động bề mặt ở phổi trên những bệnh nhi này.
Trên in vitro, beractant làm giảm sức căng bề mặt nhỏ nhất xuống dưới 8 dynes/cm khi được đo bằng thiết bị đo sức căng bề mặt thông qua bóng đẩy và cân bằng bề mặt Wilhelmy. Beractant duy trì độ giãn nở của phổi trên phổi chuột cô lập và đã làm thiếu hụt chất diện hoạt nhân tạo. Trên in vivo, những liều riêng lẻ beractant cải thiện chỉ số áp suất phổi, độ giãn nở của phổi, và sự oxy hóa ở thỏ và cừu mới sinh.
ĐẶC TÍNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
Beractant được đưa trực tiếp vào cơ quan đích – là phổi – nơi những tác dụng sinh lý xảy ra ở bề mặt phế nang. Trên thỏ và cừu sinh non thiếu hụt chất diện hoạt, thanh thải các thành phần lipid được đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ ở túi phế nang diễn ra khá nhanh. Phần lớn liều dùng đến phổi trong vòng vài giờ sau khi đưa thuốc, và những lipid trong đó đi vào quá trình tái sản xuất và phục hồi chất diện hoạt nội sinh. Ở những động vật trưởng thành đầy đủ chất diện hoạt, thanh thải beractant nhanh hơn ở động vật sinh non và động vật còn non; nhưng ở động vật trưởng thành thì ít tái sản xuất và phục hồi chất diện hoạt hơn.
Những thí nghiệm giới hạn trên động vật cho thấy beractant không có tác dụng lên chuyển hóa chất diện hoạt nội sinh. Beractant không làm thay đổi sự liên kết từ trước và sự tiết ra sau đó của phosphatidylcholine bão hòa ở cừu sinh non.
Không có thông tin về chuyển hóa cuối cùng của những protein có đặc tính diện hoạt trong beractant. Xu hướng chuyển hóa trên người chưa được nghiên cứu.
MÔ TẢ CÁC NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
Những tác dụng lâm sàng của beractant được chứng minh trong những thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, đối chứng, đa trung tâm, với chế độ 6 đơn liều và 4 đa liều trên khoảng 1700 bệnh nhi. Ba thử nghiệm mở, trong đó có phương pháp điều trị IND được tiến hành trên 8500 bệnh nhi. Mỗi liều beractant trong tất cả các nghiên cứu là 100 mg phospholipid/kg cân nặng khi sinh và dựa trên kinh nghiệm sử dụng đã được phổ biến với Sufactant TA – bột đông khô làm lạnh – cũng là một dạng liều của beractant có cùng thành phần.
Những nghiên cứu can thiệp: Bệnh nhi có cân nặng khi sinh từ 600 đến 1250g và từ 23 đến 29 tuần tuổi được đánh giá từ thời kì thai nghén đã được đưa vào hai nghiên cứu đa liều. Một liều beractant được đưa vào cơ thể trong vòng 15 phút sau khi sinh để ngăn chặn tiến triển đến bệnh suy hô hấp (RDS). Nếu bệnh nhi bị RDS sau đó và yêu cầu thở máy với FiO2 ≥ 0,30, trong 48 giờ đầu, thêm tiếp 3 liều, mỗi liều cách nhau 6 giờ. Kết quả của những nghiên cứu này ở thời điểm 28 ngày tuổi được trình bày ở Bảng 1.
Những nghiên cứu điều trị: Bệnh nhi cân nặng khi sinh từ 600 đến 1750g bị RDS cần thở máy đồng thời có FiO2 ≥ 0,40 được đưa vào hai nghiên cứu điều trị đa liều. Liều khởi đầu của beractant được dùng sau khi phát hiện bệnh nhi bị RDS và trong vòng 8 giờ sau khi sinh. Bệnh nhi có thể nhận 3 liều bổ sung sau đó trong vòng 48 giờ đầu tiên, khoảng cách 6 giờ một liều, nếu bệnh nhi có nhu cầu thở máy và FiO2 ≥ 0,30. Kết quả của những nghiên cứu này được trình bày trong Bảng 2.
Những tác dụng lâm sàng cấp tính
Có thể xảy ra hiện tượng tăng đáng kể sự oxy hóa trong vài phút điều trị với beractant.
Tất cả các nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát với beractant đã cung cấp thông tin liên quan đến những ảnh hưởng cấp tính của beractant trên các chỉ số tỉ lệ oxy động mạch-phế nang, FiO2 và áp lực khí trung bình trong 48 đến 72 giờ đầu sau khi sinh. Sự cải thiện đáng kể trong những giá trị này được duy trì trong vòng 48 đến 72 giờ trên những bệnh nhi dùng beractant với chế độ 4 liều đơn và 2 đa liều trong những nghiên cứu điều trị và trong hai nghiên cứu phòng ngừa đa liều. Trong những nghiên cứu phòng ngừa đơn liều, FiO2 đã được cải thiện đáng kể.
Chỉ định/Công dụng
Beractant được chỉ định để phòng ngừa và điều trị hội chứng suy hô hấp (Respiratory Distress Syndrome - RDS) (bệnh màng trong hay còn gọi là bệnh màng Hyalin) ở trẻ sinh non. Beractant làm giảm đáng kể tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do RDS cũng như là biến chứng rò khí ở những đối tượng này.
Phòng ngừa: Ở những trẻ sinh non cân nặng chưa đến 1250g hoặc có bằng chứng về thiếu hụt chất diện hoạt, dùng beractant càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 15 phút sau khi sinh.
Điều trị: Để điều trị bệnh nhi mắc RDS sau khi được xác định bằng X-quang và yêu cầu sử dụng thông khí nhân tạo, dùng beractant càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 8 giờ sau khi sinh.
Liều lượng & Cách dùng
Beractant được chỉ định để phòng ngừa và điều trị hội chứng suy hô hấp (Respiratory Distress Syndrome - RDS) (bệnh màng trong hay còn gọi là bệnh màng Hyalin) ở trẻ sinh non. Beractant làm giảm đáng kể tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do RDS cũng như là biến chứng rò khí ở những đối tượng này.
Phòng ngừa: Ở những trẻ sinh non cân nặng chưa đến 1250g hoặc có bằng chứng về thiếu hụt chất diện hoạt, dùng beractant càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 15 phút sau khi sinh.
Điều trị: Để điều trị bệnh nhi mắc RDS sau khi được xác định bằng X-quang và yêu cầu sử dụng thông khí nhân tạo, dùng beractant càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 8 giờ sau khi sinh.
Liều lượng & Cách dùng
CHỈ ĐƯỢC SỬ DỤNG QUA ĐƯỜNG NỘI KHÍ QUẢN
Beractant nên được sử dụng dưới sự giám sát của những nhân viên y tế có kinh nghiệm trong việc đặt ống nội khí quản, điều khiển máy thở, và có kinh nghiệm chăm sóc trẻ đẻ non.
Đáng chú ý có thể xảy ra hiện tượng oxi hóa trong thời gian điều trị bằng beractant. Do đó, phải giám sát lâm sàng thường xuyên, chặt chẽ, và rất cần thiết phải giám sát hệ thống oxi hóa để tránh tình trạng tăng oxi huyết.
LIỀU DÙNG
Mỗi liều dùng beractant là 100 mg phospholipid/kg cân nặng khi sinh (4 mL/kg). Bảng tổng liều beractant cho từng chỉ số cân nặng khi sinh cụ thể như sau:
Có thể sử dụng 4 liều beractant trong vòng 48 giờ sau khi sinh. Khoảng cách giữa các liều không nên ít hơn 6 tiếng một lần.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Nên quan sát kĩ beractant bằng mắt để phát hiện liệu hỗn dịch có bị đổi màu trước khi sử dụng hay không. Màu bình thường của beractant là màu trắng nhờ đến nâu sáng.
Nếu hỗn dịch bị lắng trong quá trình bảo quản, xoay tròn lọ chứa nhẹ nhàng để các thành phần phân tán đều trở lại (CHÚ Ý KHÔNG LẮC). Có thể xảy ra hiện tượng tạo bọt trong quá trình vận chuyển và đây cũng là đặc điểm tự nhiên vốn có của sản phẩm.
Beractant phải được giữ lạnh từ 2oC cho đến 8oC. Trước khi sử dụng, nên làm ấm beractant bằng cách để ở nhiệt độ phòng trong ít nhất 20 phút hoặc làm ấm trong lòng bàn tay trong ít nhất 8 phút. TUYỆT ĐỐI KHÔNG SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM ẤM NHÂN TẠO KHÁC. Nếu dùng với mục đích phòng ngừa thì nên chuẩn bị hỗn dịch beractant trước khi đứa trẻ được sinh ra.
BERACTANT KHÔNG YÊU CẦU PHẢI TÁI HÒA TAN HOẶC XỬ LÝ BẰNG SIÊU ÂM TRƯỚC KHI SỬ DỤNG.
QUY TRÌNH SỬ DỤNG
Đại cương
Beractant được dùng với đường nội khí quản qua dẫn truyền nhỏ giọt catheter có kích thước đầu tận bằng 5F qua một trong các cách sau: đặt catheter vào trong ống nội khí quản của trẻ bằng cách ngắt ống nội khí quản ra khỏi máy thở trong một thời gian ngắn; bằng cách đặt catheter qua van hút sơ sinh mà không cần ngắt ống nội khí quản ra khỏi máy thở hoặc dẫn truyền nhỏ giọt qua lòng ống thứ 2 của ống nội khí quản hai lòng.
Nếu thuốc được dẫn qua catheter, nên rút ngắn bớt chiều dài của catheter để đầu của catheter chỉ trồi qua ống nội khí quản trên xương lưỡi hái của trẻ. Không dẫn truyền beractant vào phế quản chính của bệnh nhi.
Để đảm bảo sự phân bố đồng nhất của beractant trong phổi, mỗi liều có thể chia thành những phân đoạn liều nhỏ hơn. Mỗi liều có thể chia làm hai đến bốn phân liều. Mỗi phân liều được đưa vào cơ thể ở các tư thế khác nhau.
Khi chia beractant thành hai phân liều, khuyến cáo nên đưa vào cơ thể ở các tư thế sau:
+ Đầu và người quay khoảng 45o về bên phải.
+ Đầu và người quay khoảng 45o về bên trái.
Khi chia beractant thành bốn phân liều, khuyến cáo nên đưa vào cơ thể ở các tư thế sau:
+ Đầu và người nghiêng xuống 5-10o, đầu quay về bên phải.
+ Đầu và người nghiêng xuống 5-10o, đầu quay về bên trái.
+ Đầu và người nghiêng lên 5-10o, đầu quay về bên phải.
+ Đầu và người nghiêng lên 5-10o, đầu quay về bên trái.
Các tư thế khi đưa 4 phân liều vào cơ thể được minh họa như sau:
Việc dẫn truyền thuốc cho bệnh nhi sẽ dễ dàng hơn nếu một nhân viên y tế bơm thuốc trong khi người khác điều chỉnh tư thế và giám sát bệnh nhi.
Những phương pháp khác nhau đưa beractant vào cơ thể đã được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng. Trong những nghiên cứu có đối chứng 6 đơn liều và 4 đa liều nhằm xác định tính an toàn và hiệu quả, beractant được dẫn truyền qua một catheter đặt trong ống nội khí quản của bệnh nhi bằng cách ngắt ống nội khí quản ra khỏi máy thở trong một thời gian ngắn. Mỗi liều được đưa vào làm bốn phân liều như được mô tả ở trên. Phương pháp này được so sánh với hai phương pháp khác trong một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, đa trung tâm trên 299 trẻ sơ sinh cân nặng từ 600g trở lên bị RDS cần thở máy (thông khí nhân tạo). Những phương pháp khác được đánh giá là:
+ 2 phân liều đưa vào cơ thể bằng cách đặt catheter qua ống nội khí quản trong khi ống nội khí quản được ngắt ra khỏi máy thở trong một thời gian ngắn. Hai phân liều được đưa vào ở các tư thế đã mô tả ở trên.
+ 2 phân liều đưa vào cơ thể mà không cần ngắt ống nội khí quản ra khỏi máy thở bằng cách đặt catheter qua van hút sơ sinh trong ống nội khí quản. Hai phân liều được đưa vào ở các tư thế đã mô tả ở trên.
Không có sự khác biệt đáng kể nào giữa ba nhóm bệnh nhi khi xem xét trung bình các chỉ số FiO2, a/APO2, hay MAP ở những bệnh nhi 72 giờ tuổi, hoặc trên tỉ lệ mắc các bệnh rò khí phổi, tràn khí khoảng kẽ phổi, hở ống động mạch hay tử vong ở 72 giờ tuổi.
Điều trị bằng beractant sử dụng ống nội khí quản hai nòng chức năng tương tự với sử dụng van hút sơ sinh; ví dụ như vận chuyển beractant đến tận đầu cuối ống nội khí quản mà không làm gián đoạn quá trình thở máy. Phương pháp phân phối thuốc này ít làm giảm oxi huyết và ít làm giảm nhịp tim ngay sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên, không có sự khác biệt nào trong kết quả điều trị ngắn hạn cũng như dài hạn khi so sánh những phương pháp đưa thuốc khác nhau. Ở những trẻ đã đặt ống nội khí quản một nòng, không nên đặt lại ống nội khí quản hai nòng chỉ với mục đích duy nhất là để đưa beractant vào cơ thể.
Liều đầu tiên
Nhỏ giọt qua đầu tận catheter
Từ bảng liều beractant dựa trên cân nặng khi sinh của bệnh nhi, lựa chọn tổng liều beractant thích hợp. Từ từ rút toàn bộ hỗn dịch trong lọ vào syringe qua kim tiêm loại to (ví dụ ít nhất là kim 20-guage). KHÔNG ĐƯỢC LỌC VÀ KHÔNG ĐƯỢC LẮC BERACTANT.
Gắn catheter có kích thước đầu tận là 5 F trước đo (pre-measured 5 French end-hole catheter) vào syringe. Bơm beractant đầy catheter. Loại bỏ phần beractant thừa ra khỏi catheter vì chỉ có tổng liều sử dụng được mới được chứa trong syringe.
Trước khi dùng beractant, đảm bảo sắp xếp và mở của ống nội khí quản một cách hợp lí. Tùy theo sự cẩn trọng của nhân viên y tế, có thể hút đờm trong ống nội khí quản trước khi cho dùng beractant. Nên ổn định bệnh nhi trước khi dùng thuốc.
Trong chế độ liều phòng ngừa mắc bệnh, cân, đặt nội khí quản và ổn định bệnh nhi. Dùng thuốc càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 15 phút sau khi sinh. Đặt bệnh nhi ở tư thế thích hợp, sau đó tiêm nhẹ nhàng phân liều đầu tiên qua catheter trong vòng 2 đến 3 giây.
Sau khi tiêm phân liều đầu tiên, rút catheter ra khỏi ống nội khí quản. Thực hiện thông khí với một túi oxy đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy để tránh chứng xanh tím cho bệnh nhi, với tốc độ thở là 60 nhịp/phút và áp suất dương đủ để có thể di chuyển thành lồng ngực và có sự trao đổi khí phù hợp.
Trong chế độ liều điều trị bệnh, liều dùng đầu tiên nên được tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi bệnh nhi được đặt máy thở để điều trị RDS. Trong những thử nghiệm lâm sàng, ngay lập tức sau khi dẫn truyền phân liều đầu tiên, cài đặt máy thở cho bệnh nhi đã được thay đổi với tốc độ 60 lần/phút, thời gian hít vào 0,5 giây, và FiO2 1,0.
Đặt bệnh nhi ở tư thế thích hợp và tiêm nhẹ phân liều đầu tiên qua catheter trong vòng từ hai cho đến ba giây. Sau khi dùng phân liều đầu tiên, rút catheter ra khỏi ống nội khí quản, đặt bệnh nhi thở máy trở lại.
Trong cả hai chế độ liều trên, thông khí bệnh nhi trong ít nhất 30 giây hoặc cho đến khi ổn định. Đặt lại tư thế bệnh nhi cho dẫn truyền phân liều tiếp theo.
Dẫn truyền những phân liều còn lại với các bước tiến hành tương tự. Sau khi dẫn truyền từng phân liều, rút catheter ra và thông khí trong ít nhất 30 phút hoặc cho đến khi bệnh nhi ổn định trở lại. Sau khi dẫn truyền phân liều cuối cùng, chỉ rút mà không rửa catheter. Không hút đờm rãi cho bệnh nhi trong vòng 1 giờ sau khi dùng thuốc trừ khi có dấu hiệu tắc nghẽn đường thở đáng kể xảy ra.
SAU KHI HOÀN THÀNH CÁC BƯỚC DÙNG THUỐC, KHÔI PHỤC ĐIỀU TRỊ THỞ MÁY VÀ CHĂM SÓC LÂM SÀNG NHƯ BÌNH THƯỜNG.
Dẫn truyền qua ống thứ 2 của ống nội khí quản hai lòng.
Đảm bảo rằng bệnh nhi được đặt ống nội khí quản 2 lòng với kích thước phù hợp. Từ bảng liều beractant dựa trên cân nặng khi sinh của bệnh nhi, lựa chọn tổng liều beractant thích hợp. Từ từ rút toàn bộ hỗn dịch trong lọ vào syringe qua kim tiêm loại to (ví dụ ít nhất là kim 20- guage). KHÔNG ĐƯỢC LỌC VÀ KHÔNG ĐƯỢC LẮC BERACTANT.
Trước khi dùng beractant, đảm bảo sắp xếp và mở của ống nội khí quản một cách hợp lí. Tùy theo sự cẩn trọng của nhân viên y tế, có thế hút đờm trong ống nội khí quản trước khi cho dùng beractant. Nên ổn định bệnh nhi trước khi dùng thuốc.
Trong chế độ liều phòng ngừa mắc bệnh, cân, đặt nội khí quản và ổn định bệnh nhi. Dùng thuốc càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 15 phút sau khi sinh. Đặt bệnh nhi ở tư thế thích hợp, sau đó tiêm nhẹ nhàng phân liều đầu tiên qua catheter trong vòng 2 đến 3 giây. Gắn syringe chứa beractant vào ống thứ 2 của nội khí quản. Đặt bệnh nhi ở tư thế thích hợp và tiêm nhẹ phân liều đầu tiên quan ống thứ 2 trong vòng từ hai đến ba giây mà không cần phải làm gián đoạn thở máy. Nếu máy thở được điều chỉnh bằng tay, thực hiện thông khí với một túi oxy đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy để tránh chứng xanh tím cho bệnh nhi, với tốc độ thở là 60 nhịp/phút và áp suất dương đủ để có thể di chuyển thành lồng ngực và có sự trao đổi khí phù hợp.
Trong chế độ liều điều trị bệnh, liều dùng đầu tiên nên được tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi bệnh nhi được đặt máy thở để điều trị RDS. Ngay lập tức trước khi dẫn truyền phân liều đầu tiên, cài đặt máy thở cho bệnh nhi phải được thay đổi với tốc độ 60/phút, thời gian hít vào 0,5 giây, và FiO2 1,0. Đặt bệnh nhi ở tư thế thích hợp và tiêm nhẹ phân liều đầu tiên qua ống thứ hai của ống nội khí quản 2 lòng trong vòng từ hai cho đến ba giây mà không làm gián đoạn thở máy.
Ở cả hai chế độ liều trên, thông khí cho bệnh nhi trong ít nhất 30 giây hoặc cho đến khi ổn định trở lại. Đặt lại tư thế bệnh nhi cho dẫn truyền các phân liều tiếp theo.
Dẫn truyền những phân liều còn lại với các bước tiến hành tương tự. Sau khi dẫn truyền từng phân liều, thông khí cho bệnh nhi trong ít nhất 30 giây hoặc cho đến khi ổn định trở lại. Sau khi dẫn truyền phân liều cuối cùng, rút syringe ra khỏi ống nội khí quản thứ cấp, TIÊM 0,5mL KHÔNG KHÍ ĐỂ RỬA ỐNG NỘI KHÍ QUẢN THỨ 2 VÀ ĐẬY NẮP LẠI. SAU KHI HOÀN THÀNH CÁC BƯỚC DÙNG THUỐC, KHÔI PHỤC ĐIỀU TRỊ THỞ MÁY VÀ CHĂM SÓC LÂM SÀNG NHƯ BÌNH THƯỜNG.
Liều nhắc lại
Liều beractant nhắc lại là 100 mg phospholipid/kg cân nặng và dựa trên cân nặng khi sinh của bệnh nhi. Không nên cân lại bệnh nhi để tính liều beractant. Sử dụng bảng liều beractant để lựa chọn tổng liều phù hợp.
Nhu cầu tăng liều beractant được xem xét dựa trên bằng chứng về tình trạng tiếp tục suy hô hấp của bệnh nhi. Sử dụng những tiêu chuẩn sau đây để xem xét lại liều, trong những thử nghiệm lâm sàng đa liều với beractant quan sát thấy tỉ lệ tử vong do RDS giảm đáng kể.
• Liều thêm cách liều trước đó ít nhất sáu giờ nếu bệnh nhi vẫn còn đặt nội khí quản và yêu cầu ít nhất 30% oxy hít vào để duy trì PaO2 thấp hơn hoặc bằng 80 torr.
• Nên chụp X-quang xác định tình trạng RDS trước khi dùng liều nhắc lại trên những bệnh nhi dùng chế độ liều phòng ngừa.
Chuẩn bị beractant và đặt tư thế bệnh nhi để đưa các phân liều vào cơ thể như đã mô tả ở trên. Sau khi dẫn truyền từng phân liều, rút catheter ra khỏi ống nội khí quản và cho bệnh nhi thở máy trong ít nhất 30 giây hoặc cho đến khi ổn định trở lại.
Trong những nghiên cứu lâm sàng, cài đặt máy thở để đưa liều nhắc lại khác với cài đặt khi đưa liều đầu tiên. Đối với liều nhắc lại, FiO2 tăng khoảng 0.20 hoặc tăng một lượng thích hợp để ngăn ngừa chứng xanh tím. Máy thở phân phối ở mức 30/phút với tần suất thở vào nhỏ hơn 1,0 giây. Nếu tốc độ trước khi điều trị của bệnh nhi là 30 hoặc lớn hơn thì không cần thay đổi thông số trong quá trình dẫn truyền beractant.
Không nên sử dụng bóp bóng (thông khí bằng tay) khi dùng liều nhắc lại. TRONG SUỐT QUÁ TRÌNH ĐƯA THUỐC, CẦN CẨN TRỌNG ĐIỀU CHỈNH CÀI ĐẶT MÁY THỞ ĐỂ DUY TRÌ LƯỢNG OXY VÀ THÔNG KHÍ THÍCH HỢP.
SAU KHI HOÀN THÀNH VIỆC ĐƯA THUỐC VÀO CƠ THỂ, TIẾP TỤC GIÁM SÁT THỞ MÁY VÀ CHĂM SÓC LÂM SÀNG NHƯ BÌNH THƯỜNG.
Cảnh báo trong khi dẫn truyền
Nếu trong quá trình đưa thuốc, bệnh nhi bị chậm nhịp tim hoặc bị giảm độ bão hòa oxy, dừng ngay việc dẫn truyền thuốc và bắt đầu tiến hành các biện pháp thích hợp để cải thiện tình trạng. Sau khi ổn định bệnh nhi, tiếp tục dẫn truyền thuốc.
Tiếng rale và rale ẩm có thể xảy ra thoáng qua sau khi điều trị bằng beractant. Không cần thiết hút đờm nội khí quản hay thực hiện các biện pháp điều trị khác trừ khi có những dấu hiệu rõ ràng của tắc nghẽn đường thở xảy ra.
Quá Liều
Không thấy có báo cáo quá liều khi sử dụng beractant. Dựa trên những dữ liệu nghiên cứu từ động vật, quá liều có thể gây ra tắc nghẽn đường thở cấp tính. Điều trị triệu chứng cho những kết quả tích cực.
Rale và rale ẩm có thể xảy ra thoáng qua sau khi sử dụng beractant, và không phải là do quá liều. Không yêu cầu hút đờm nội khí quản hoặc tiến hành các hỗ trợ khác trừ khi có dấu hiệu rõ ràng của tắc nghẽn đường thở xảy ra.
Chống chỉ định
Chưa được biết.
Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú
Chưa có các dữ liệu lâm sàng về phụ nữ có thai và cho con bú dùng Survanta.
Liều beractant lên đến 500 mg phospholipid/kg cân nặng/ngày được tiêm dưới da chuột mới sinh trong 5 ngày. Chuột sinh sản bình thường và không quan sát thấy tác dụng bất lợi nào trên thế hệ con cháu của chúng.
Những nghiên cứu về khả năng gây đột biến gen cho kết quả âm tính.
Tương tác
Chưa có báo cáo nào về tương tác của thuốc với các thuốc khác và các loại tương tác khác.
Tác dụng ngoại ý
Phần lớn những tác dụng bất lợi hay được báo cáo nhất liên quan đến quá trình đưa thuốc vào cơ thể.
Trong những nghiên cứu lâm sàng đa liều có đối chứng, mỗi liều beractant được chia là bốn phân liều. Mỗi một phần tư phân liều được dẫn truyền qua một catheter đặt vào trong ống nội khí quản bằng cách ngắt ống nội khí quản ra khỏi máy thở trong một thời gian ngắn.
Chậm nhịp tim thoáng qua xảy ra với 11,9% số liều được sử dụng.
Giảm độ bão hòa oxy xảy ra với 9.8% số liều đã sử dụng.
Những phản ứng khác trong quá trình đưa thuốc xảy ra với tần suất dưới 1% số liều được sử dụng và bao gồm trào ngược ống nội khí quản, xanh tím, co mạch, tụt huyết áp, tắc nghẽn ống nội khí quản, tăng huyết áp, giảm carbon dioxide máu, tăng carbon dioxide máu, và ngạt thở.
Không có tử vong xảy ra trong quá trình đưa thuốc vào cơ thể, và tất cả các phản ứng đều biến mất khi những triệu chứng được điều trị.
Một nghiên cứu lâm sàng so sánh chế độ điều trị bốn phân liều ở trên với chế độ hai phân liều có gián đoạn máy thở như đã mô tả ở trên và chế độ hai phân liều đạt được bằng cách đặt catheter qua van hút sơ sinh trong ống nội khí quản mà không cần phải làm gián đoạn thở máy. Với liều đầu tiên, quan sát thấy hiện tượng trào ngược ống nội khí quản giảm đáng kể ở nhóm dùng chế độ bốn phân liều (p=0.007) so với nhóm không bị gián đoạn thở máy. Với liều đầu tiên, có sự giảm đáng kể độ bất bão hòa ở nhóm không gián đoạn thở máy (p=0.008) so với nhóm khác nhận chế độ hai phân liều. Không thấy có phản ứng khác biệt giữa những liều dùng tiếp theo và không có sự khác biệt trong nhịp tim sau bất cứ liều dùng nào (xem QUI TRÌNH SỬ DỤNG).
Những bệnh mắc kèm phổ biến ở trẻ sinh non cũng đã được nghiên cứu đánh giá trong những thử nghiệm lâm sàng có đối chứng. Tỉ lệ của tất cả các nghiên cứu có đối chứng được trình bày trong Bảng 4.
Khi xem xét tất cả các nghiên cứu đối chứng, không có sự khác biệt trong xuất huyết nội sọ. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu dùng chế độ đơn liều để điều trị bệnh và trong một nghiên cứu can thiệp đa liều, tỉ lệ xuất huyết nội sọ ở những bệnh nhân dùng beractant cao hơn đáng kể so với những bệnh nhân nhóm chứng (theo thứ tự là 63,3% so với 30.8%, P=0,001; và 48.8% so với 34,2% P=0,047). Tỉ lệ điều trị IND trên khoảng 8100 bệnh nhi thấp hơn trong những thử nghiệm có đối chứng.
Trong những thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, beractant không gây ảnh hưởng nào lên các chỉ số xét nghiệm hay dùng như: số lượng bạch cầu trong huyết tương, natri, kali, bilirubin, và creatinin.
Hơn 4300 mẫu huyết tương trước và sau điều trị của khoảng 1500 bệnh nhân được phân tích bằng phương pháp xét nghiệm miễn dịch Western Blot cho kháng thể với những protein có đặc tính diện hoạt SP-B và SP-C. Không phát hiện ra kháng thể IgG hay IgM.
Một vài những biến chứng khác cũng xảy ra trên trẻ sinh non. Những tình trạng sau đây đã được báo cáo từ các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng. Tỉ lệ biến chứng không khác biệt ở trên cả nhóm thử và nhóm chứng, và không có biến chứng nào được cho là do beractant gây ra.
Rối loạn hệ thống máu và bạch huyết: Bệnh đông máu, giảm tiểu cầu, đông máu nội mạch rải rác.
Rối loạn nội tiết: Xuất huyết thượng thận, rối loạn tiết ADH.
Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa: Tăng phosphate huyết, không dung nạp thức ăn.
Rối loạn hệ thần kinh: Động kinh.
Rối loạn tim: Nhịp tim nhanh, nhịp nhanh thất, suy tim, ngừng tim-hô hấp, tăng nhịp tim, tồn lưu tuần hoàn thai, bất thường hoàn toàn hồi lưu tĩnh mạch phổi.
Rối loạn về mạch: Tăng huyết áp, hạ huyết áp, huyết khối động mạch chủ, nghẽn mạch do khí.
Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: Đông đặc phổi, máu ở ống nội khí quản, rối loạn sau cai sữa, mất bù hô hấp, hẹp dưới thanh môn, liệt cơ hoành, suy hô hấp.
Rối loạn tiêu hóa: Sưng phồng bất thường, xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, xoắn ruột, nhồi máu ruột, loét dạ dày do stress, thoát vị bẹn.
Rối loạn gan-ống gan: Suy gan.
Rối loạn chức năng thận và đường tiết niệu: Suy thận, huyết niệu.
Rối loạn chung và tình trạng vị trí đưa thuốc: Sốt, rối loạn chức năng.
ĐÁNH GIÁ THEO DÕI SAU ĐIỀU TRỊ
Hiện nay, không thấy có những biến chứng hay các dị tật lâu dài khi sử dụng beractant.
Nghiên cứu đơn liều: Những đánh giá theo dõi sau 6 tháng trên 232 bệnh nhi (115 bệnh nhi dùng thuốc) chứng minh rằng không có sự khác biệt quan trọng nào về mặt lâm sàng giữa các nhóm điều trị trong các dị tật hô hấp hay thần kinh, trong tỉ lệ bong võng mạc nặng nề ở trẻ sinh non, tái nhập viện, tăng trưởng hay có biểu hiện dị ứng.
Nghiên cứu đa liều
Những đánh giá theo dõi sau 6 tháng trên 631 bệnh nhi (345 bệnh nhi dùng thuốc) trong 916 bệnh nhi sống sót. Ở nhóm thử dùng beractant thấy có sự giảm đáng kể bệnh bại não và giảm nhu cầu bổ sung oxy hơn so với nhóm chứng. Hiện tượng thở khò khè xảy ra phổ biến hơn ở những bệnh nhi dùng beractant, mặc dù không có sự khác biệt nào trong phương pháp điều trị giãn phế quản.
Dữ liệu hoàn chỉnh của quá trình theo dõi 12 tháng từ những nghiên cứu đa liều đã được thu thập từ 521 bệnh nhi (272 bệnh nhi dùng thuốc) trong 909 bệnh nhi sống sót. Có sự giảm đáng kể hiện tượng thở khò khè ở nhóm bệnh nhi dùng beractant so với nhóm chứng khi so sánh với kết quả của sáu tháng theo dõi. Không có khác biệt nào trong tỉ lệ mắc bệnh bại não sau12 tháng.
Những đánh giá trong 24 tháng được tiến hành trong 429 bệnh nhi (226 bệnh nhi dùng thuốc) trong 906 bệnh nhi sống sót. Có sự giảm đáng kể những triệu chứng ran rít, khò khè và nhịp thở nhanh trên những bệnh nhi sử dụng beractant ở thời điểm kiểm tra. Ngoài ra không nhận thấy sự khác biệt nào khác.
Thận trọng
Chỉ sử dụng beractant bằng đường nội khí quản.
Beractant CÓ THỂ NHANH CHÓNG GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ OXY HÓA VÀ ĐỘ GIÃN NỞ CỦA PHỔI. Vì vậy, nên giới hạn sử dụng trong sự giám sát của cơ sở y tế với những nhân viên y tế có kinh nghiệm trong đặt nội khí quản, giám sát thông khí và chăm sóc tổng quát trẻ sinh non luôn sẵn sàng có mặt. Bệnh nhi dùng beractant nên được theo dõi thường xuyên nồng độ oxy và dioxide carbon theo đường qua da hoặc đo trong động mạch.
ĐÃ CÓ BÁO CÁO VỀ HIỆN TƯỢNG NHỊP TIM CHẬM THOÁNG QUA VÀ GIẢM BÃO HÒA OXY TRONG QUÁ TRÌNH ĐƯA THUỐC. Nếu điều này xảy ra, ngừng đưa thuốc và bắt đầu tiến hành các biện pháp thích hợp để cải thiện tình trạng. Sau khi bệnh nhi ổn định, tiếp tục tiến hành đưa thuốc.
Khái quát
Tiếng rale và rale ẩm có thể xảy ra thoáng qua sau khi điều trị bằng beractant. Không cần thiết hút đờm nội khí quản hay thực hiện các biện pháp điều trị khác trừ khi có những dấu hiệu rõ ràng của tắc nghẽn đường thở xảy ra.
Trong những nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát, quan sát thấy ở những bệnh nhi dùng beractant có khả năng tăng nhiễm khuẩn huyết bệnh viện sau điều trị (Bảng 4). Việc gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn huyết ở những bệnh nhi dùng beractant không liên quan đến việc gia tăng tỉ lệ tử vong ở những bệnh nhi này. Những vi sinh vật gây bệnh tương tự trên cả nhón bệnh nhi thử và nhóm bệnh nhi chứng. Không phát hiện thấy sự khác biệt đáng kể nào giữa hai nhóm về tỉ lệ nhiễm khuẩn sau điều trị ngoài nhiễm khuẩn huyết.
Các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng chưa đánh giá việc sử dụng beractant trên những bệnh nhi nhẹ hơn 600g hoặc nặng hơn 1750g sau khi sinh. Không có dữ liệu đối chứng nào về việc sử dụng beractant kết hợp với các phương pháp điều trị thực nghiệm khác để điều trị RD (như thông khí tần suất cao, oxy hóa máu bằng màng trao đổi ngoài cơ thể).
Không có thông tin về hiệu quả của bất cứ liều nào ngoài liều 100 mg phospholipid/kg cân nặng, về hiệu quả của việc dùng nhiều hơn bốn liều, mỗi liều cách nhau dưới 6 tiếng cũng như không có thông tin về hiệu quả của việc điều trị sau 48 giờ tuổi.
Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc: Đối tượng chỉ định là trẻ sinh non nên không có nghiên cứu về những tác động này.
Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ 2oC-8oC. Không được lắc.
Phân loại ATC
R07AA - Lung surfactants
Trình bày/Đóng gói
Hỗn dịch dùng qua đường nội khí quản: hộp 1 lọ 4mL.
- Abacavir
- Abernil
- Abiiogran
- Acarbose
- ACC
- Acebutolol
- Acenocoumarol
- Acetate Ringer's
- Acetazolamide
- Acetylcystein
- Acetylsalicylic acid
- Aciclovir
- Acid acetylsalicylic
- Acid aminocaproic
- Acid ascorbic
- Acid boric
- Acid chenodeoxycholic
- Acid ethacrynic
- Acid folic
- Acid fusidic
- Acid iopanoic
- Acid ioxaglic
- Acid nalidixic
- Acid pantothenic
- Acid para-aminobenzoic
- Acid salicylic
- Acid tranexamic
- Acid valproic
- Acid zoledronic
- Acitretin
- Aclasta
- Aclon
- Actapulgite
- Actelsar
- Actelsar HCT
- Actemra
- Actilyse
- Acular
- Acupan
- Acuvail
- Acyclovir STADA
- Acyclovir STADA Cream
- Adalat
- Adenosin
- Adenosin Ebewe
- Adipiodon
- Advagraf
- Aerius
- Afinitor
- Agicarvir
- Agifovir-E
- Agilosart
- Agilosart-H
- Agimepzol
- Agimosarid
- Agimstan
- Agimstan-H
- Agiremid
- Agivastar
- Aibezym
- Air-X
- Alaxan
- Albendazol
- Albiomin
- Albumin
- Albumin người Grifols 20%
- Albuminar
- AlbuRx
- Albutein
- Alcuronium chloride
- Aldesleukin
- Alendronat
- Alertin
- Alfa-Lipogamma 600 Oral
- Alfuzosin hydrochlorid
- Algotra
- Alimemazin
- Alimta
- Allipem
- Allopurinol
- Allopurinol STADA
- Aloxi
- Alprazolam
- Alpha Chymotrypsin
- Alpha tocopherol
- Alphachymotrypsin Glomed
- Alphagan-P
- Aluvia
- Alzental
- Amaryl
- Ambroco
- Ambroxol
- Amcinol-Paste
- Amigold
- Amikacin
- Aminocaproic acid
- Aminoleban
- Aminoleban Oral
- Aminosteril N-Hepa
- Amiparen
- Amitriptyline
- Amiyu
- Amlodipine
- Amlor
- Amoxicillin
- Amoxicillin & clavulanate
- Ampicillin
- Amquitaz
- Anaferon for children
- Anargil
- Anaropin
- Andriol Testocaps
- Anepzil
- Anyfen
- Apaisac
- Apidra SoloStar
- Apitim 5
- Aprovel
- Aquaphil
- Arcalion
- Arcoxia
- Aricept Evess
- Arimidex
- Arnetine
- Artrodar
- A-Scabs
- Ascorbic acid
- Asperlican/Candinazol
- Aspilets EC
- Aspirin
- Asthmatin
- Atelec
- Atocib 120
- Atocib 90
- Atosiban PharmIdea
- Atozet
- Attapulgite
- Atussin
- Atropin
- Augbactam
- Augmentin Sachet
- Augmentin SR
- Augmentin Tablets
- Augmex
- Avamys
- Avastin
- Avelox Dịch truyền
- Avelox Viên nén
- Avodart
- Axcel Cefaclor-125 Suspension
- Axcel Cetirizine Syrup
- Axcel Chlorpheniramine
- Axcel Dexchlorpheniramine
- Axcel Dicyclomine-S Syrup
- Axcel Diphenhydramine Paediatric Syrup
- Axcel Erythromycin ES
- Axcel Eviline
- Axcel Fungicort Cream
- Axcel Fusidic acid Cream
- Axcel Fusidic acid-B Cream
- Axcel Hydrocortisone Cream
- Axcel Lignocaine 2% Sterile Gel
- Axcel Loratadine
- Axcel Miconazole Cream
- Axcel Paracetamol
- Axcel Urea Cream
- Axitan
- Azenmarol
- Azicine
- Aziphar
- Azithromycin