Nhà sản xuất
Hasan-Dermapharm
Thành phần
Spinolac Fort Mỗi viên: Spironolacton 50mg, furosemid 40mg.
Spinolac Plus Mỗi viên: Spironolacton 50mg, furosemid 20mg.
Dược lực học
Phân loại dược lý: Thuốc lợi tiểu quai và thuốc lợi tiểu giữ kali.
Mã ATC: C03EB01.
Cơ chế tác dụng
Spironolacton:
- Spironolacton là một steroid có cấu trúc giống aldosteron (hormon tuyến thượng thận), là chất đối kháng thụ thể mineralocorticoid không chọn lọc (aldosteron) và cũng là một chất đối kháng thụ thể androgen và progesteron.
Spironolacton có tác dụng giữ magnesi và kali, natri niệu, lợi tiểu và làm hạ huyết áp do ức chế cạnh tranh tác dụng sinh lý của aldosteron trên ống lượn xa, cơ tim và hệ mạch.
- Tác dụng tại thận: Spironolacton ức chế cạnh tranh tác dụng sinh lý của aldosteron trên ống lượn xa, do đó làm tăng bài tiết natri clorid và nước, làm giảm bài tiết các ion kali, phosphat, magnesi, amoni, hydrogen.
Spironolacton có tác dụng lợi tiểu mạnh nhất ở bệnh nhân tăng aldosteron.
Spironolacton bắt đầu tác dụng tương đối chậm, cần phải 2 hoặc 3 ngày mới đạt tác dụng tối đa và thuốc giảm tác dụng chậm trong 2-3 ngày sau khi ngừng thuốc. Vì đa số natri được tái hấp thu ở ống lượn gần, spironolacton tương đối không có tác dụng khi dùng đơn độc và để có tác dụng tối đa, cần phối hợp với một thuốc lợi tiểu chẹn tái hấp thu ở ống lượn gần như thiazid hoặc lợi tiểu quai. Sự tăng bài tiết magnesi và kali của các thuốc lợi tiểu thiazid và lợi tiểu quai (furosemid) sẽ bị giảm khi dùng đồng thời với spironolacton.
- Tác dụng trên tim mạch: Spironolacton làm giảm cả huyết áp tâm thu và tâm trương, tác dụng hạ huyết áp tối đa đạt được sau 2 tuần điều trị; có tác dụng bảo vệ tim khi dùng cho người bị suy tim mạn tính; giúp bệnh nhân suy tim sung huyết làm cơ tim tăng hấp thu norepinephrin và ngăn cản xơ hóa cơ tim, giữ natri và bài tiết magnesi, kali, có thể còn khôi phục lại tính nhạy cảm của thụ thể cảm áp.
- Tác dụng kháng androgen: Spironolacton có tác dụng kháng androgen ở cả nam và nữ theo cơ chế phức tạp và liên quan đến nhiều tác dụng của thuốc; gây tăng nồng độ estradiol huyết tương.
Furosemid:
- Furosemid là thuốc lợi tiểu dẫn chất sulfonamid thuộc nhóm tác dụng mạnh, nhanh, phụ thuộc vào liều lượng. Cơ chế tác động chủ yếu của furosemid là ức chế hệ thống đồng vận chuyển Na+-K+-Cl- ở đoạn dày của nhánh lên quai Henle, làm tăng thải trừ những chất điện giải này kèm theo tăng bài xuất nước.
Thuốc cũng làm giảm tái hấp thu Na+, Cl- và tăng thải trừ K+ ở ống lượn xa và có thể tác dụng trực tiếp trên cả ống lượn gần. Furosemid không ức chế carbonic anhydrase và không đối kháng với aldosteron; tăng đào thải Ca2+, Mg2+, hydrogen, amoni, bicarbonat và có thể cả phosphat qua thận. Mất nhiều kali, hydro và clo có thể gây ra kiềm chuyển hóa. Do làm giảm thể tích huyết tương nên có thể gây ra hạ huyết áp nhưng thường chỉ giảm nhẹ.
- Furosemid có tác dụng giãn mạch thận, giảm sức cản ở mạch thận và dòng máu qua thận tăng sau khi dùng thuốc. Ở bệnh nhân suy tim sung huyết kèm với nhồi máu cơ tim cấp, sau khi tiêm tĩnh mạch furosemid, sức lọc cầu thận tăng tạm thời nhưng đáng kể, đồng thời giảm sức cản mạch ngoại biên và tăng lượng máu tĩnh mạch ngoại biên. Khi dùng liều cao ở bệnh nhân suy thận mạn, tốc độ lọc của cầu thận có thể tăng lên tạm thời. Nếu bài niệu quá mức do thuốc làm giảm thể tích huyết tương, có thể xảy ra giảm dòng máu qua thận và giảm tốc độ lọc cầu thận.
- Furosemid ít tác động lên nồng độ glucose huyết hơn thiazid, tuy nhiên có thể gây tăng glucose huyết, glucose niệu và thay đổi dung nạp glucose, có thể là kết quả của hạ kali huyết.
Dược động học
Spironolacton
- Hấp thu: Spironolacton được hấp thu qua đường tiêu hóa, đạt nồng độ tối đa trong máu 1 giờ sau khi uống, nhưng vẫn còn với nồng độ có thể đo được ítnhất 8 giờ sau khi uống 1 liều. Thức ăn làm tăng hấp thu thuốc nhưng không có ý nghĩa lâm sàng. Sinh khả dụng tương đối trên 90% so với sinh khả dụng của dạng hấp thu tốt nhất là dung dịch spironolacton trong polyethylen glycol 400.
- Phân bố: Spironolacton liên kết trên 90% với protein huyết tương.
- Chuyển hóa: Spironolacton chuyển hóa mạnh và nhanh thành vài chất chuyển hóa bao gồm canrenon và 7α-thiomethylspironolacton, cả hai đều có hoạt tính dược lý nhưng kém nhiều so với thuốc mẹ. 7α-thiomethylspironolacton là chất chuyển hóa chính.
- Thải trừ: Sau khi uống một liều đơn ở người khỏe mạnh, thời gian bán thảicủa spironolacton trung bình 1,3-2 giờ, thời gian bán thải của 7α-thiomethylspironolacton trung bình 2,8 giờ, của canrenon 13-24 giờ. Spironolacton và các chất chuyển hóa đào thải chủ yếu qua nước tiểu, một phần qua mật và thải theo phân. Spironolacton hoặc chất chuyển hóa của nó có thể qua hàng rào nhau thai, canrenon phân bố vào sữa nhưng với lượng rất nhỏ.
Furosemid
- Hấp thu: Furosemid hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng khoảng 60-70%, nhưng hấp thu thay đổi và thất thường, bị ảnh hưởng bởi dạng thuốc, các quá trình bệnh tật và sự có mặt của thức ăn. Tuy nhiên hiệu quả lợi tiểu khi uống lúc đói hay lúc no đều tương tự nhau. Ở bệnh nhân suy tim, hấp thu furosemid rất thất thường. Sinh khả dụng có thể giảm xuống 10% ở bệnh thận, tăng nhẹ trong bệnh gan. Khi uống, tác dụng xuất hiện nhanh sau ½ giờ, đạt tác dụng tối đa sau 1-2 giờ và duy trì tác dụng từ 6-8 giờ. Tác dụng giảm huyết áp tối đa có thể chưa rõ ràng cho tới vài ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc. Ở bệnh nhân suy thận đáp ứng lợi tiểu có thể kéo dài.
- Phân bố: Furosemid liên kết 99% với albumin huyết tương. Lượng furosemid tự do cao hơn ở bệnh nhân bệnh tim, suy thận và xơ gan. Furosemid qua được hàng rào nhau thai và phân bố vào sữa mẹ.
- Thải trừ: Furosemid được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, phần lớn dưới dạng không chuyển hóa. Thời gian bán thải từ 30-120 phút ở người bình thường, kéo dài ở trẻ sơ sinh và bệnh nhân suy gan, thận. Độ thanh thải của furosemid không tăng khi thẩm phân máu.
Chỉ định/Công dụng
- Điều trị phù do cường aldosteron thứ phát; xơ gan hoặc suy tim sung huyết mạn tính.
- Điều trị trong trường hợp bệnh nhân kháng với thuốc lợi tiểu ở chế độ đơn trị liệu.
- Thay thế cho việc sử dụng spironolacton và furosemid riêng rẽ ở mức liều tương ứng.
- Điều trị tăng huyết áp vô căn ở những bệnh nhân tăng aldosteron nên hạn chế.
Dạng thuốc phối hợp chỉ nên sử dụng khi mức liều tương ứng với liều của từng thành phần riêng rẽ.
Liều lượng & Cách dùng
Liều lượng
Spinolac Fort: Những bệnh nhân đã được điều trị ổn định trước đó cần liều spironolacton và furosemid cao hơn: 1-2 viên/ngày (50-100 mg spironolacton, 40-80 mg furosemid).
Spinolac Plus: 1-4 viên/ngày (50-200 mg spironolacton, 40-80 mg furosemid).
Liều lượng ở một số đối tượng lâm sàng đặc biệt:
- Trẻ em: Không thích hợp để dùng cho trẻ em.
- Người cao tuổi: Spironolacton và furosemid có thể được đào thải chậm hơn ở người cao tuổi.
Cách dùng: Dùng đường uống, nên sử dụng thuốc tốt nhất là trong bữa ăn sáng và/hoặc bữa ăn trưa. Không nên uống thuốc vào buổi tối, nhất là lúc bắt đầu điều trị, vì tăng bài tiết nước tiểu về đêm.
Cảnh báo
- Spironolacton có thể làm thay đổi giọng nói. Cần chú ý ở những bệnh nhân mà giọng nói quan trọng với công việc của họ (diễn viên, ca sĩ, giáo viên).
- Phải đảm bảo lượng nước tiểu thải ra. Bệnh nhân bị tắc nghẽn một phần đường tiểu (bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt, giảm chức năng tiểu tiện) làm tăng nguy cơ bí tiểu cấp tính và cần được theo dõi cẩn thận.
- Thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng hạ huyết áp hay làm giảm thể tích máu trước khi bắt đầu điều trị.
- Đặc biệt thận trọng, theo dõi cẩn thận những bệnh nhân sau:
. Bệnh nhân hạ huyết áp.
. Bệnh nhân có nguy cơ hạ huyết áp.
. Bệnh nhân có biểu hiện của đái tháo đường tiềm tàng hoặc cần tăng liều sử dụng insulin.
. Bệnh nhân gout.
. Bệnh nhân xơ gan kèm suy giảm chức năng thận.
. Bệnh nhân giảm protein huyết, như hội chứng thận hư (giảm tác động của furosemid và tăng độc tính trên tai). Cần chỉnh liều cẩn thận.
. Có thể xảy ra hạ huyết áp có triệu chứng khi dùng furosemid, dẫn đến chóng mặt, ngất xỉu hoặc mất ý thức, đặc biệt ở người cao tuổi, bệnh nhân đang dùng các thuốc gây hạ huyết áp khác và bệnh nhân có các bệnh lý có nguy cơ gây hạ huyết áp.
- Tránh dùng Spinolac Fort/Spinolac Plus khi kali huyết tăng. Khuyến cáo không dùng đồng thời với triamteren, amilorid, các chế phẩm bổ sung kali hoặc thuốc kháng viêm không steroid vì gây tăng kali huyết.
- Cần thận trọng ở những bệnh nhân mất các chất điện giải. Nên định kỳ kiểm tra nồng độ kali, natri, creatinin và glucose trong huyết thanh trong quá trình điều trị; đặc biệt cần theo dõi chặt chẽ ở những bệnh nhân có nguy cơ cao mất cân bằng chất điện giải hoặc mất nước nghiêm trọng. Giảm thể tích máu hoặc mất nước và chất điện giải, rối loạn cân bằng acid – base cần được điều trị. Có thể tạm thời ngưng sử dụng Spinolac Fort/Spinolac Plus.
- Cần kiểm tra thường xuyên kali huyết ở những bệnh nhân có chức năng thận suy giảm và độ thanh thải creatinin < 60mL/phút/1,73m2, cũng như khi phối hợp Spinolac Fort/Spinolac Plus với các thuốc khác có thể làm tăng kali huyết.
- Không nên dùng furosemid để lợi tiểu ở những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh thận do thuốc cản quang như một biện pháp để phòng ngừa.
- Sử dụng spironolacton đồng thời với các thuốc gây tăng kali huyết làm tình trạng tăng kali huyết trầm trọng hơn.
- Chế phẩm Spinolac Fort/Spinolac Plus có chứa tá dược lactose, không sử dụng ở bệnh nhân có các rối loạn di truyền hiếm gặp về không dung nạp galactose, thiếu hụt Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose – galactose.
- Thuốc có thể làm giảm sự tỉnh táo ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc, đặc biệt là vào lúc bắt đầu điều trị. Vì vậy, cần thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc, làm việc trên cao hay những công việc đòi hỏi sự tỉnh táo.
Quá Liều
Triệu chứng: Biểu hiện lâm sàng trong quá liều cấp tính hoặc mạn tính chủ yếu phụ thuộc vào mức độ và hậu quả của sự mất nước và chất điện giải, như giảm thể tích máu, mất nước, cô máu, loạn nhịp tim do tác dụng lợi tiểu quá mức. Các triệu chứng bao gồm hạ huyết áp nặng (dẫn đến sốc), suy thận cấp, huyết khối, hôn mê, liệt mềm, thờ ơ và lú lẫn.
Cách xử trí
- Không có thuốc giải độc đặc hiệu khi quá liều spironolacton. Rửa dạ dày, gây nôn, dùng than hoạt. Kiểm tra cân bằng điện giải và chức năng thận. Điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Nếu tăng kali huyết có thay đổi điện tâm đồ thì tiêm tĩnh mạch natri bicarbonat, calci clorid và/hoặc uống hay truyền glucose với một chế phẩm insulin tác dụng nhanh để giảm nồng độ kali huyết; cho uống nhựa trao đổi ion (natri polystyren sulfonat) để thu giữ các ion kali, làm giảm nồng độ kali máu. Bệnh nhân bị tăng kali huyết liên tục, có thể cần thẩm tách máu.
- Không có thuốc giải độc đặc hiệu furosemid. Khi quá liều furosemid, bù lại lượng nước và điện giải đã mất. Kiểm tra thường xuyên điện giải trong huyết thanh, mức carbon dioxyd và huyết áp. Phải đảm bảo dẫn lưu đầy đủ ở bệnh nhân bị tắc đường ra của nước tiểu từ trong bàng quang (như phì đại tuyến tiền liệt). Thẩm phân máu không làm tăng thải trừ furosemid.
Chống chỉ định
- Quá mẫn với spironolacton, furosemid, sulfonamid, các dẫn xuất với sulfonamid hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân bị giảm thể tích máu hoặc mất nước (có hoặc không có kèm theo hạ huyết áp).
- Bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận (độ thanh thải creatinin < 30mL/phút/1,73m2), vô niệu hoặc suy thận kèm vô niệu không đáp ứng với furosemid, suy thận do các thuốc gây độc đối với thận hoặc gan, suy thận kết hợp với hôn mê gan.
- Tăng kali huyết, hạ kali huyết nặng, hạ natri huyết nặng, bệnh Addison.
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai
- Thử nghiệm trên động vật cho thấy furosemid không gây nguy hại khi sử dụng trong thai kỳ. Có bằng chứng lâm sàng về tính an toàn của furosemid trong ba tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, furosemid qua được hàng rào nhau thai.
- Spironolacton và các chất chuyển hóa của nó qua được hàng rào nhau thai. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy có sự nữ hóa ở cơ quan sinh dục của con đực. Tác dụng kháng androgen đã được báo cáo ở người với nguy cơ tác động lên cơ quan sinh dục ngoài không rõ ràng ở trẻ sơ sinh nam.
- Spinolac Fort/Spinolac Plus không được dùng trong thai kỳ trừ những lý do y tế cần thiết. Điều trị trong lúc mang thai cần theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Phụ nữ cho con bú: Furosemid được bài tiết qua sữa mẹ và có thể ức chế bài tiết sữa. Canrenon, một chất chuyển hóa của spironolacton, xuất hiện trong sữa mẹ. Do đó, không dùng Spinolac Fort/Spinolac Plus ở phụ nữ cho con bú.
Tương tác
- Sự hấp thu của spironolacton tăng nếu uống thuốc cùng với thức ăn. Sự liên quan lâm sàng của tương tác này chưa rõ.
- Glycosid tim, thuốc lợi tiểu, thuốc trị tăng huyết áp hoặc các thuốc khác có khả năng gây hạ huyết áp: Cần được chỉnh liều khi dùng chung với Spinolac Fort/Spinolac Plus. Hạ huyết áp và suy giảm chức năng thận có thể xảy ra khi dùng furosemid với các thuốc ức chế ACE hoặc thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II, hoặc khi tăng liều các thuốc này. Nên giảm liều ít nhất ba ngày hoặc ngưng sử dụng thuốc Spinolac Fort/Spinolac Plus trước khi bắt đầu điều trị với các thuốc ức chế ACE, thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II hoặc tăng liều những thuốc này.
- Các muối kali, các thuốc làm giảm bài tiết kali, các thuốc kháng viêm không steroid hoặc các thuốc ức chế ACE: Sử dụng đồng thời với Spinolac Fort/Spinolac Plus gây tăng kali huyết.
- Thuốc lợi tiểu mạnh: Nguy cơ gây độc thận tăng.
- Sucralfat: Sucralfat có thể làm giảm sự hấp thu qua đường tiêu hóa của furosemid, nên sử dụng hai thuốc cách nhau 2 giờ.
- Lithi: Nồng độ lithi trong huyết tương tăng khi sử dụng đồng thời với Spinolac Fort/Spinolac Plus, tăng nguy cơ gây độc, bao gồm độc tính trên tim và thần kinh. Do đó, cần theo dõi cẩn thận nồng độ lithi và chỉnh liều lithi nếu cần khi dùng phối hợp.
- Risperidon: Cần thận trọng, xem xét về nguy cơ và lợi ích khi kết hợp với furosemid hoặc các thuốc lợi tiểu mạnh khác trước khi quyết định sử dụng thuốc vì làm tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh mất trí.
- Levothyroxin: Liều cao furosemid có thể ức chế liên kết của hormon tuyến giáp với protein vận chuyển dẫn đến tăng hormon tuyến giáp tự do thoáng qua, sau đó là giảm hormon tuyến giáp toàn phần. Cần kiểm tra nồng độ hormon tuyến giáp.
- Thuốc kháng viêm không steroid (indomethacin, aspirin): Có thể làm giảm tác dụng của Spinolac Fort/Spinolac Plus và có thể gây suy thận cấp trong những trường hợp giảm thể tích máu hay mất nước từ trước.
- Acid salicylic: Spinolac Fort/Spinolac Plus làm tăng độc tính của acid salicylic.
- Thuốc trị đái tháo đường và các amin gây tăng huyết áp: Spinolac Fort/Spinolac Plus có thể làm giảm tác dụng của những thuốc này.
- Salicylat, theophyllin và thuốc giãn cơ curare: Spinolac Fort/Spinolac Plus làm tăng tác dụng của những thuốc này.
- Aminoglycosid: Spinolac Fort/Spinolac Plus có thể làm tăng độc tính trên tai của aminoglycosid và các thuốc khác gây độc tính trên tai. Tác động này không thể đảo ngược, chỉ phối hợp thuốc khi thật cần thiết.
- Cisplatin: Nguy cơ gây độc tính trên tai nếu dùng đồng thời cisplatin và furosemid. Ngoài ra, tác dụng gây độc trên thận của cisplatin tăng nếu furosemid không được dùng liều thấp (40 mg ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường) và với cân bằng dịch dương để đạt lợi tiểu bắt buộc trong quá trình điều trị với ciplastin.
- Digoxin: Spironolacton có thể làm tăng nồng độ digoxin. Rối loạn chất điện giải (hạ kali huyết, hạ magnesi huyết) có thể làm tăng độc tính của một số loại thuốc khác (các chế phẩm chứa digitalis và các thuốc gây kéo dài khoảng QT).
- Phenytoin: Làm giảm hiệu quả của Spinolac Fort/Spinolac Plus khi dùng phối hợp.
- Carbamazepin, aminoglutethimid: Dùng đồng thời với Spinolac Fort/Spinolac Plus gây hạ natri huyết.
- Corticosteroid: Dùng đồng thời với Spinolac Fort/Spinolac Plus có thể gây giữ natri.
- Corticosteroid, carbenoloxon, cam thảo, thuốc cường giao cảm β2 liều cao, thuốc nhuận tràng sử dụng kéo dài, reboxetin và amphotericin: Có thể tăng nguy cơ hạ kali huyết.
- Probenecid, methotrexat: Probenecid, methotrexat được bài tiết đáng kể ở ống thận có thể làm giảm tác dụng của Spinolac Fort/Spinolac Plus. Ngược lại, furosemid có thể làm giảm bài tiết các thuốc này ở thận. Trong trường hợp điều trị với liều cao (furosemid và các thuốc khác), có thể gây tăng nồng độ thuốc trong huyết thanh và làm tăng tác dụng không mong muốn.
- Cephalosporin: Dùng đồng thời furosemid và cephalosporin liều cao có thể làm nặng thêm tình trạng suy thận.
- Cyclosporin: Dùng đồng thời với furosemid làm tăng nguy cơ bệnh gout.
- Cholestiramin: Dùng đồng thời với Spinolac Fort/Spinolac Plus có thể gây ra tăng kali huyết ở những bệnh nhân bị nhiễm toan chuyển hóa tăng clo huyết.
- Trimethoprim/sulfamethoxazol (co-trimoxazol): Dùng đồng thời với spironolacton có thể gây tăng kali huyết trên lâm sàng.
Tác dụng ngoại ý
Tác dụng không mong muốn được phân nhóm theo tần suất: rất thường gặp (ADR ≥ 1/10), thường gặp (1/100 ≤ ADR < 1/10), ít gặp (1/1000 ≤ ADR < 1/100), hiếm gặp (1/10000 ≤ ADR < 1/1000), rất hiếm gặp (ADR < 1/10000) và không rõ tần suất (tần suất không ước tính được từ dữ liệu sẵn có).
- Furosemid dung nạp tốt đối với cơ thể.
- Máu và hệ bạch huyết (không rõ tần suất): Suy tủy xương đã được báo cáo là một biến chứng hiếm gặp và cần ngưng điều trị. Thỉnh thoảng có xảy ra giảm tiểu cầu; trường hợp hiếm có xảy ra tăng bạch cầu eosin hoặc giảm bạch cầu; một số trường hợp cá biệt giảm bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản hoặc thiếu máu tán huyết.
- Thần kinh (không rõ tần suất): Dị cảm; có thể xảy ra bệnh não gan ở bệnh nhân suy gan; chóng mặt, ngất xỉu, mất ý thức, đau đầu.
- Thận, tiết niệu (không rõ tần suất): Có thể giảm nồng độ calci huyết, trường hợp rất hiếm đã xảy ra cơn tetany. Lắng đọng calci/sỏi thận được báo cáo ở trẻ sinh non. Tăng bài tiết nước tiểu có thể gây khó chịu ở những bệnh nhân bị tắc nghẽn đường tiểu. Do đó, có thể gây bí tiểu cấp tính kèm theo biến chứng thứ cấp ở những bệnh nhân có rối loạn chức năng làm rỗng bàng quang, phì tuyến tiền liệt hoặc hẹp niệu đạo.
- Tai và tiền đình: Rối loạn thính giác và ù tai tạm thời, đặc biệt ở những bệnh nhân suy thận, giảm protein huyết (ở hội chứng thận hư) và/hoặc tiêm tĩnh mạch furosemid quá nhanh (không rõ tần suất). Điếc, đôi khi không hồi phục sau khi uống hay tiêm tĩnh mạch furosemid (ít gặp).
- Mạch máu: Furosemid có thể làm giảm huyết áp, với những triệu chứng như giảm khả năng tập trung, choáng váng, cảm giác áp lực trong đầu, chóng mặt, buồn ngủ, suy nhược, rối loạn thị lực, khô miệng, hạ huyết áp thế đứng (không rõ tần suất).
- Gan – mật: Trường hợp cá biệt, có thể bị ứ mật trong gan, tăng enzym gan hoặc viêm tụy cấp (không rõ tần suất).
- Da, mô dưới da (không rõ tần suất): Phát ban da, nhạy cảm với ánh sáng, viêm mạch máu, sốt hoặc viêm thận kẽ, (nếu xảy ra cần ngưng sử dụng thuốc). Ngứa, nổi mề đay, phát ban hoặc tổn thương do bóng nước, hồng ban đa dạng, bóng nước Pemphigoid, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử da nhiễm độc, viêm da tróc vảy, ban xuất huyết, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP) và hội chứng phát ban do thuốc với tăng bạch cầu ái toan và nhiều triệu chứng toàn thân (DRESS).
- Chuyển hóa và dinh dưỡng (không rõ tần suất):
Rối loạn cân bằng nước và chất điện giải sau khi điều trị lợi tiểu kéo dài. Furosemid làm tăng bài tiết natri, kali và nước. Tăng bài tiết các chất điện giải khác như calci và magnesi. Kali huyết có thể giảm khi bắt đầu điều trị (do tác động khởi đầu sớm của furosemid), và sau đó tăng trở lại (do tác động khởi đầu trễ của spironolacton) khi vẫn tiếp tục điều trị, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận.
Rối loạn chất điện giải có triệu chứng và nhiễm kiềm chuyển hóa có thể tiến triển do mất dần chất điện giải, hay như khi dùng liều cao furosemid ở người có chức năng thận bình thường gây mất chất điện giải nặng cấp tính. Các dấu hiệu cảnh báo bao gồm khát nước, nhức đầu, hạ huyết áp, nhầm lẫn, chuột rút, tetany, yếu cơ, rối loạn nhịp tim và hệ tiêu hóa. Trong trường hợp mạch bất thường, mệt mỏi, yếu cơ, phải xem xét khả năng tăng kali huyết. Tình trạng nhiễm kiềm chuyển hóa (như xơ gan mất bù) có thể trầm trọng hơn khi điều trị với furosemid. Hội chứng Pseudo-Bartter có thể xảy ra khi lạm dụng và/hoặc sử dụng furosemid dài hạn.
Rối loạn chất điện giải phải được điều trị.
Lợi tiểu có thể làm giảm thể tích máu và mất dịch, đặc biệt ở bệnh nhân cao tuổi. Chóng mặt hoặc chuột rút ở chân cũng có thể xảy ra khi giảm thể tích máu, mất nước và tăng kali huyết. Mất nước có thể dẫn đến cô đặc máu và tăng nguy cơ huyết khối.
Cholesterol và triglycerid huyết có thể tăng khi điều trị với furosemid và trở về giới hạn bình thường trong vòng 6 tháng khi điều trị dài hạn.
Furosemid làm giảm dung nạp glucose, giảm kiểm soát chuyển hóa ở những bệnh nhân đái tháo đường. Những người bị đái tháo đường tiềm ẩn có khả năng biểu hiện thành bệnh.
Như với các thuốc lợi tiểu khác, điều trị với furosemid có thể dẫn đến sự gia tăng tạm thời nồng độ creatinin và urê huyết. Acid uric huyết có thể tăng và xảy ra các cơn gout.
- Hệ miễn dịch: Sốc phản vệ và giả phản vệ, đợt cấp của lupus ban đỏ toàn thân (không rõ tần suất).
- Tiêu hóa (không rõ tần suất): Buồn nôn, khó chịu hoặc kích ứng dạ dày. Spironolacton đã được báo cáo không dung nạp ở đường tiêu hóa, hiếm khi xảy ra loét dạ dày (đôi khi có chảy máu). Spironolacton cũng có thể gây buồn ngủ, nhức đầu, mất điều hòa và rối loạn tâm thần.
- Hệ sinh sản (không rõ tần suất): Núm vú nhạy cảm. Đau vú phụ thuộc liều và nữ hóa tuyến vú có hồi phục có thể xảy ra ở nam và nữ. Hiếm khi nổi sẩn hoặc hồng ban da, cũng như biểu hiện androgenic nhẹ như rậm lông và kinh nguyệt không đều. Ở nam giới có thể giảm chức năng cương cứng. Khi dùng furosemid cho trẻ sinh non trong những tuần đầu tiên sau sinh, có thể làm tăng nguy cơ tồn tại ống động mạch.
- Rối loạn hô hấp (không rõ tần suất): Khan tiếng (ở phụ nữ) và trầm giọng (ở nam giới). Ở một số bệnh nhân, tác dụng không mong muốn này vẫn còn tồn tại ngay cả khi ngưng sử dụng thuốc.
Bảo quản
Nơi khô, dưới 30oC. Tránh ánh sáng.
Phân loại ATC
C03EB01
Trình bày/Đóng gói
Viên nén: hộp 3 vỉ x 10 viên, hộp 5 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên.
- Abacavir
- Abernil
- Abiiogran
- Acarbose
- ACC
- Acebutolol
- Acenocoumarol
- Acetate Ringer's
- Acetazolamide
- Acetylcystein
- Acetylsalicylic acid
- Aciclovir
- Acid acetylsalicylic
- Acid aminocaproic
- Acid ascorbic
- Acid boric
- Acid chenodeoxycholic
- Acid ethacrynic
- Acid folic
- Acid fusidic
- Acid iopanoic
- Acid ioxaglic
- Acid nalidixic
- Acid pantothenic
- Acid para-aminobenzoic
- Acid salicylic
- Acid tranexamic
- Acid valproic
- Acid zoledronic
- Acitretin
- Aclasta
- Aclon
- Actapulgite
- Actelsar
- Actelsar HCT
- Actemra
- Actilyse
- Acular
- Acupan
- Acuvail
- Acyclovir STADA
- Acyclovir STADA Cream
- Adalat
- Adenosin
- Adenosin Ebewe
- Adipiodon
- Advagraf
- Aerius
- Afinitor
- Agicarvir
- Agifovir-E
- Agilosart
- Agilosart-H
- Agimepzol
- Agimosarid
- Agimstan
- Agimstan-H
- Agiremid
- Agivastar
- Aibezym
- Air-X
- Alaxan
- Albendazol
- Albiomin
- Albumin
- Albumin người Grifols 20%
- Albuminar
- AlbuRx
- Albutein
- Alcuronium chloride
- Aldesleukin
- Alendronat
- Alertin
- Alfa-Lipogamma 600 Oral
- Alfuzosin hydrochlorid
- Algotra
- Alimemazin
- Alimta
- Allipem
- Allopurinol
- Allopurinol STADA
- Aloxi
- Alprazolam
- Alpha Chymotrypsin
- Alpha tocopherol
- Alphachymotrypsin Glomed
- Alphagan-P
- Aluvia
- Alzental
- Amaryl
- Ambroco
- Ambroxol
- Amcinol-Paste
- Amigold
- Amikacin
- Aminocaproic acid
- Aminoleban
- Aminoleban Oral
- Aminosteril N-Hepa
- Amiparen
- Amitriptyline
- Amiyu
- Amlodipine
- Amlor
- Amoxicillin
- Amoxicillin & clavulanate
- Ampicillin
- Amquitaz
- Anaferon for children
- Anargil
- Anaropin
- Andriol Testocaps
- Anepzil
- Anyfen
- Apaisac
- Apidra SoloStar
- Apitim 5
- Aprovel
- Aquaphil
- Arcalion
- Arcoxia
- Aricept Evess
- Arimidex
- Arnetine
- Artrodar
- A-Scabs
- Ascorbic acid
- Asperlican/Candinazol
- Aspilets EC
- Aspirin
- Asthmatin
- Atelec
- Atocib 120
- Atocib 90
- Atosiban PharmIdea
- Atozet
- Attapulgite
- Atussin
- Atropin
- Augbactam
- Augmentin Sachet
- Augmentin SR
- Augmentin Tablets
- Augmex
- Avamys
- Avastin
- Avelox Dịch truyền
- Avelox Viên nén
- Avodart
- Axcel Cefaclor-125 Suspension
- Axcel Cetirizine Syrup
- Axcel Chlorpheniramine
- Axcel Dexchlorpheniramine
- Axcel Dicyclomine-S Syrup
- Axcel Diphenhydramine Paediatric Syrup
- Axcel Erythromycin ES
- Axcel Eviline
- Axcel Fungicort Cream
- Axcel Fusidic acid Cream
- Axcel Fusidic acid-B Cream
- Axcel Hydrocortisone Cream
- Axcel Lignocaine 2% Sterile Gel
- Axcel Loratadine
- Axcel Miconazole Cream
- Axcel Paracetamol
- Axcel Urea Cream
- Axitan
- Azenmarol
- Azicine
- Aziphar
- Azithromycin