Nhà sản xuất
Hasan-Dermapharm
Thành phần
Mỗi viên: Glimepirid 2mg, metformin hydrochlorid 500mg.
Dược lực học
Phân loại dược lý: Thuốc điều trị đái tháo đường.
Mã ATC: A10BD02.
Cơ chế tác dụng
Glimepirid
Glimepirid là một sulfamid hạ đường huyết thế hệ mới thuộc nhóm sulfonylurea được sử dụng trong điều trị đái tháo đường type 2.
Glimepirid tác động chủ yếu bằng cách kích thích các tế bào beta ở tuyến tụy giải phóng insulin. Hiệu lực này dựa trên sự cải thiện đáp ứng của tế bào beta đối với tác nhân kích thích sinh lý là glucose.
Ngoài ra glimepirid còn tăng cường tác động bình thường của insulin trên sự thu nạp glucose ở ngoại biên.
Metformin hydrochlorid
Metformin là thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, thuộc nhóm biguanid. Metformin làm tăng sử dụng glucose ở tế bào, cải thiện liên kết insulin-thụ thể và tác dụng sau thụ thể, ức chế tổng hợp glucose ở gan và làm chậm hấp thu glucose ở ruột. Do đó, metformin làm giảm nồng độ glucose trong huyết tương khi đói và sau bữa ăn. Ngoài ra, metformin còn có tác dụng tốt trên chuyển hóa lipoprotein, làm giảm nguy cơ xơ vữa thành mạch ở người đái tháo đường type 2.
Dược động học
Glimepirid
Sau khi uống, glimepirid được hấp thu hoàn toàn. Thức ăn không làm thay đổi sự hấp thu của thuốc.
Thuốc được chuyển hóa chủ yếu ở gan bởi CYP2C9 thành chất chuyển hóa có hoạt tính, sau đó khử hydro thành chất chuyển hóa dạng bất hoạt.
Thuốc được đào thải qua thận và một phần qua mật chủ yếu ở dạng đã chuyển hóa.
Metformin hydrochlorid
Metformin hấp thu chậm và không hoàn toàn qua đường tiêu hóa do cơ chế bão hòa hấp thu, sinh khả dụng đạt khoảng 50-60%.
Metformin phân bố nhanh chóng vào các mô và dịch. Thời gian bán hủy khoảng 1,5-4,5 giờ.
Metformin được thải trừ chủ yếu qua thận, khoảng 90% thuốc ở dạng không chuyển hóa được bài xuất tại ống thận trong vòng 24 giờ đầu sau khi uống, 10% còn lại nằm trong mô được bài xuất chậm.
Ở người bình thường, hệ số thanh thải metformin khoảng 440 mL/phút. Thông số này giảm ở người suy giảm chức năng thận và người già, do đó dễ dẫn đến nguy cơ tích lũy thuốc.
Chỉ định/Công dụng
Điều trị đái tháo đường type 2 kết hợp với chế độ ăn kiêng và luyện tập thể dục:
- Trong trường hợp điều trị đơn độc với glimepirid hoặc metformin không kiểm soát được đường huyết.
- Thay thế cho việc sử dụng phối hợp rời từng thành phần glimepirid và metformin.
Liều lượng & Cách dùng
Liều lượng
Nên bắt đầu điều trị với liều thấp nhất có tác dụng và sau đó điều chỉnh liều theo từng bệnh nhân. Phải thường xuyên theo dõi nồng độ đường huyết của bệnh nhân để điều chỉnh liều cho phù hợp.
Liều tối đa hằng ngày không nên vượt quá 2 viên CoMiaryl 2mg/500mg, ngày hai lần.
Nếu bệnh nhân đang sử dụng phối hợp glimepirid và metformin ở dạng viên uống riêng biệt chuyển sang dùng CoMiaryl 2mg/500mg thì liều dùng CoMiaryl 2mg/500mg dựa trên liều glimepirid và metformin đang sử dụng.
Cách dùng
Nên uống CoMiaryl 2mg/500mg một hoặc hai lần mỗi ngày, ngay trước hoặc trong bữa ăn. Nên uống nguyên viên thuốc với một cốc nước đầy.
Nếu quên uống thuốc, tiếp tục uống CoMiaryl 2mg/500mg trong bữa ăn kế tiếp, không nên uống liều gấp đôi để bù vào liều đã quên.
Quá Liều
Triệu chứng: Sau khi uống 85g metformin, không thấy hiện tượng hạ đường huyết mặc dù đã xảy ra tình trạng nhiễm toan lactic.
Quá liều glimepirid có thể dẫn đến hạ đường huyết quá mức, đôi khi đe dọa tính mạng.
Cách xử trí: Thông báo ngay cho bác sĩ khi nghi ngờ đã dùng thuốc quá liều.
Chống chỉ định
Quá mẫn cảm với glimepirid, metformin hay với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Đái tháo đường type 1, nhiễm toan chuyển hóa cấp tính hay mạn tính (thể ceton mất bù), hôn mê hay tiền hôn mê do đái tháo đường.
Suy thận, bệnh lý cấp tính có nguy cơ gây suy thận: mất nước (tiêu chảy, nôn ói), sốt, nhiễm trùng nặng (như nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng huyết …).
Suy gan, ngộ độc rượu cấp tính.
Suy tim sung huyết, trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim cấp tính.
Phải tạm thời ngừng sử dụng CoMiaryl 2mg/500mg ở người chụp X quang có tiêm chất cản quang chứa iod vì chất này có thể ảnh hưởng cấp tính đến chức năng thận (48 giờ trước và sau khi chụp X quang).
Bệnh hô hấp nặng giảm oxy máu. Bệnh phổi thiếu oxy mạn tính.
Hoại thư, nghiện rượu, thiếu dinh dưỡng.
Phụ nữ có thai và cho con bú.
Tương tác
Glimepirid
Một số thuốc có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết của glimepirid như: insulin, thuốc trị đái tháo đường dạng uống khác, chloramphenicol, dẫn chất coumarin, cyclophosphamid, disopyramid, ifosfamid, IMAO, thuốc chống viêm non-steroid, probenecid, thuốc kháng nấm (miconazol, fluconazol, ketoconazol), các quinolon, các sulfonamid, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển, các steroid đồng hóa và nội tiết tố sinh dục nam, rượu, tetracylin. Do đó cần phải giảm liều glimepirid khi phối hợp với một trong các loại thuốc trên.
Một số thuốc có thể làm giảm tác dụng hạ đường huyết của glimepirid như: các thuốc lợi tiểu, đặc biệt là thuốc lợi tiểu thiazid, corticosteroid, diazoxid, catecholamin và các thuốc giống thần kinh giao cảm khác, glucagon, acid nicotinic (liều cao), estrogen và thuốc tránh thai có estrogen, phenothiazin, phenytoin, hormon tuyến giáp, rifampicin. Khi đó cần điều chỉnh tăng liều glimepirid.
Metformin hydroclorid
Furosemid làm tăng nồng độ tối đa metformin trong máu mà không làm thay đổi hệ số thanh thải thận, do đó làm tăng tác dụng kiểm soát đường huyết của metformin.
Thuốc cationic được thải trừ qua ống thận có khả năng tương tác với metformin do cạnh tranh hệ thống vận chuyển thông thường ở ống thận như: amilorid, digoxin, morphin, procainamid, quinidin, ranitidin, triamteren, trimethoprim, vancomycin. Cimetidin làm tăng nồng độ đỉnh của metformin trong máu (60%). Các trường hợp trên đều gây tích lũy metformin dẫn đến tăng độc tính của chất này. Nên tránh phối hợp.
Tác dụng ngoại ý
Thường gặp rối loạn về tiêu hóa: buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy. Các triệu chứng này xảy ra lúc bắt đầu điều trị và sau đó giảm dần một cách tự phát.
Hạ đường huyết. Rối loạn thị giác thoáng qua.
Ngứa, phát ban.
Hiếm khi xảy ra nhiễm toan lactic do tích lũy metformin ở người suy thận, suy gan, nghiện rượu và giảm oxy huyết. Tuy nhiên tình trạng này có tỷ lệ tử vong cao.
Rất hiếm: giảm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
Thận trọng
Cần áp dụng chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Kiểm tra đường huyết và đường niệu đều đặn.
Bệnh nhân có thể bị cơn hạ đường huyết. Để tránh cơn hạ đường huyết, bệnh nhân phải nghiêm chỉnh tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, phải có chế độ ăn uống cân bằng-đều đặn, luyện tập thể dục vừa sức, uống thuốc đúng theo sự kê toa của bác sĩ.
Nếu có biểu hiện nôn mửa, đau bụng kèm theo vọp bẻ, khó chịu kèm mệt mỏi nặng xảy ra có thể là dấu hiệu của mất kiểm soát đường huyết nghiêm trọng, phải ngừng dùng thuốc và báo ngay cho bác sĩ điều trị biết.
Do nguy cơ hạ đường huyết và rối loạn thị giác thoáng qua khi sử dụng thuốc, phải thận trọng trong khi lái xe và vận hành máy móc.
Bảo quản
Nơi khô, nhiệt độ dưới 30oC. Tránh ánh sáng.
Phân loại ATC
A10BD02 - metformin and sulfonylureas
Trình bày/Đóng gói
Viên nén dài bao phim: hộp 3 vỉ x 10 viên.
- Abacavir
- Abernil
- Abiiogran
- Acarbose
- ACC
- Acebutolol
- Acenocoumarol
- Acetate Ringer's
- Acetazolamide
- Acetylcystein
- Acetylsalicylic acid
- Aciclovir
- Acid acetylsalicylic
- Acid aminocaproic
- Acid ascorbic
- Acid boric
- Acid chenodeoxycholic
- Acid ethacrynic
- Acid folic
- Acid fusidic
- Acid iopanoic
- Acid ioxaglic
- Acid nalidixic
- Acid pantothenic
- Acid para-aminobenzoic
- Acid salicylic
- Acid tranexamic
- Acid valproic
- Acid zoledronic
- Acitretin
- Aclasta
- Aclon
- Actapulgite
- Actelsar
- Actelsar HCT
- Actemra
- Actilyse
- Acular
- Acupan
- Acuvail
- Acyclovir STADA
- Acyclovir STADA Cream
- Adalat
- Adenosin
- Adenosin Ebewe
- Adipiodon
- Advagraf
- Aerius
- Afinitor
- Agicarvir
- Agifovir-E
- Agilosart
- Agilosart-H
- Agimepzol
- Agimosarid
- Agimstan
- Agimstan-H
- Agiremid
- Agivastar
- Aibezym
- Air-X
- Alaxan
- Albendazol
- Albiomin
- Albumin
- Albumin người Grifols 20%
- Albuminar
- AlbuRx
- Albutein
- Alcuronium chloride
- Aldesleukin
- Alendronat
- Alertin
- Alfa-Lipogamma 600 Oral
- Alfuzosin hydrochlorid
- Algotra
- Alimemazin
- Alimta
- Allipem
- Allopurinol
- Allopurinol STADA
- Aloxi
- Alprazolam
- Alpha Chymotrypsin
- Alpha tocopherol
- Alphachymotrypsin Glomed
- Alphagan-P
- Aluvia
- Alzental
- Amaryl
- Ambroco
- Ambroxol
- Amcinol-Paste
- Amigold
- Amikacin
- Aminocaproic acid
- Aminoleban
- Aminoleban Oral
- Aminosteril N-Hepa
- Amiparen
- Amitriptyline
- Amiyu
- Amlodipine
- Amlor
- Amoxicillin
- Amoxicillin & clavulanate
- Ampicillin
- Amquitaz
- Anaferon for children
- Anargil
- Anaropin
- Andriol Testocaps
- Anepzil
- Anyfen
- Apaisac
- Apidra SoloStar
- Apitim 5
- Aprovel
- Aquaphil
- Arcalion
- Arcoxia
- Aricept Evess
- Arimidex
- Arnetine
- Artrodar
- A-Scabs
- Ascorbic acid
- Asperlican/Candinazol
- Aspilets EC
- Aspirin
- Asthmatin
- Atelec
- Atocib 120
- Atocib 90
- Atosiban PharmIdea
- Atozet
- Attapulgite
- Atussin
- Atropin
- Augbactam
- Augmentin Sachet
- Augmentin SR
- Augmentin Tablets
- Augmex
- Avamys
- Avastin
- Avelox Dịch truyền
- Avelox Viên nén
- Avodart
- Axcel Cefaclor-125 Suspension
- Axcel Cetirizine Syrup
- Axcel Chlorpheniramine
- Axcel Dexchlorpheniramine
- Axcel Dicyclomine-S Syrup
- Axcel Diphenhydramine Paediatric Syrup
- Axcel Erythromycin ES
- Axcel Eviline
- Axcel Fungicort Cream
- Axcel Fusidic acid Cream
- Axcel Fusidic acid-B Cream
- Axcel Hydrocortisone Cream
- Axcel Lignocaine 2% Sterile Gel
- Axcel Loratadine
- Axcel Miconazole Cream
- Axcel Paracetamol
- Axcel Urea Cream
- Axitan
- Azenmarol
- Azicine
- Aziphar
- Azithromycin