Viêm Amidan
1. Amidan là gì?
Há miệng ra, ta thấy hai bên đáy lưỡi là 2 amidan khẩu cái. Cùng họ với amidan và tham gia vào cơ chế bảo vệ còn có amidan vòm (VA), amidan vòi, amidan đáy lưỡi tạo thành một vòng chống vi khuẩn xâm nhập vào đường mũi họng. Mặt ngoài của amidan màu hồng, có nhiều múi. Lúc mới sinh, hai amidan nhỏ nằm giữa trụ trước và trụ sau, sát hai bên thành họng. Amidan lớn dần theo nhu cầu cơ thể. Thể tích lớn nhất vào khoảng từ 7 đến 10 tuổi, sau nhỏ dần đến tuổi dậy thì.
2. Lợi ích của amidan với cơ thể
Amidan là những tế bào lympho để bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Amidan cũng là nơi sản xuất ra kháng thể IgG rất cần thiết trong miễn dịch. Amidan là hàng rào miễn dịch vùng họng miệng, hoạt động mạnh từ 4 – 10 tuổi, sau đó đến tuổi dậy thì mức độ miễn dịch của amidan giảm rõ và không còn hoạt động mạnh nữa.
3. Viêm amidan
Khi amidan chống lại sự xâm nhập ồ ạt của vi khuẩn vào mũi họng vượt quá mức sẽ xảy ra tình trạng viêm amidan bị sưng, đỏ. Hậu quả của sự tập trung tiêu diệt vi khuẩn tại amidan thường để lại xác vi khuẩn và xác bạch cầu, mô hoại tử thành các cục mủ rất hôi, lâu lâu rớt ra khỏi amidan. Khi amidan bị viêm nhiều lần, khả năng chống vi khuẩn bị yếu đi, do chính các ổ viêm nằm trong amidan, lại là nơi khởi phát cho những đợt viêm vùng họng.Viêm amidan chiếm tỷ lệ cao ở trẻ em, thường do vi khuẩn gây ra.
4. Nguyên nhân nào dẫn đến viêm amidan?
- Do liên cầu tán huyết beta nhóm A gây ra viêm amidan và hay gây ra biến chứng viêm khớp cấp, viêm nội tâm mạc, bệnh van tim và gây ra viêm cầu thận.
- Do vi khuẩn bạch hầu gây ra gỉa mạc làm nghẽn đường thở và tạo ra độc tố.
- Viêm amidan do nấm ở người suy giảm miễn dịch.
- Do viêm đường hô hấp trên, do lạnh…
- Do nhiễm siêu vi., do cảm cúm.
5. Triệu chứng viêm amidan biểu hiện thế nào?
- Sốt cao: thường sốt cao 390C – 400C. Cảm giác khô cổ, đau cổ, khó nuốt.
- Nhức đầu: thường nhức đầu vùng hai bên thái dương.
- Nghẹt mũi: thường xuất hiện chậm hơn so với sốt và nhức đầu.
- Chảy dịch hốc mũi: lúc đầu dịch nhày, trong, sau đó dịch đặc hơn, màu trắng hay vàng.
- Khám họng: hai amidan sưng đỏ, đôi khi có giả mạc trắng bám vào amidan.
- Xét nghiệm máu: thường bạch cầu tăng cao.
6. Xử trí viêm amidan như thế nào cho tốt?
Không phụ thuộc độ tuổi, nên cắt amiđan vào độ tuổi nào. Nên chọn phương pháp nào để an toàn? Đó là mối quan tâm hàng đầu của những phụ huynh. Trên thế giới, đã có trường hợp cắt amiđan nhỏ tuổi nhất là 06 tháng và trường hợp lớn tuổi nhất là không giới hạn, nếu sức khoẻ tốt. Ở trẻ em, chỉ định cắt amidan thường đặt ra khi trẻ có vấn đề tắc nghẽn đường thở, viêm amidan gây biến chứng viêm khớp biến chứng tim, viêm thận hay viêm phế quản mãn.
Trẻ bị viêm amiđan tái phát nhiều lần trong năm làm ảnh hưởng nhiều đến học tập, sức khỏe và tài chính cũng được bác sĩ chỉ định cắt amiđan. Nếu không cắt, viêm amiđan không những ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn gây biến chứng như viêm phế quản phổi, viêm khớp, viêm cơ tim, viêm thận. Làm cho trẻ chậm lớn, kém ăn, hay bị nôn ói do
7. Khi nào nên cắt amidan
- Một năm amidan viêm trên 4 lần.
- Áp xe quanh amidan hay áp xe amidan dù một lần cũng nên cắt amidan.
- Gây biến chứng viêm khớp, có biến chứng tim, viêm thận dù ít hơn 4 lần cũng nên cắt amidan.
- Ngưng thở khi ngủ nên cắt amidan và chỉnh hình màn hầu.
- Amidan quá phát gây khó thở nên cắt một bên amidan, trường hợp trẻ bị ói thường xuyên khi ăn cũng nên cắt amidan.
- Viêm tai giữa tái đi tái lại cũng nên cắt amidan.
- Ngoài ra, còn có những chỉ định cắt amiđan tuyệt đối như trong trường hợp nghi bị ung thư, hoặc những chỉ định rất nhỏ như hôi miệng do amiđan có nhiều ngách lắng đọng lại thức ăn, sỏi amiđan, nấm amiđan…
8. Hiện nay, có 4 phương pháp chính cắt amiđan
- Phương pháp bóc tách dùng dao, kéo và thòng lọng: ưu điểm là vết mổ lành đẹp, nhưng chảy máu nhiềuPhương pháp cắt amidan bằng dao điện đơn cực hay lưỡng cực: nhanh nhưng thường gây bỏng sâu, hố mổ xấu.
- Phương pháp cắt amidan bằng Sluder thường hay Sluder điện: nhanh nhưng cần bác sĩ kinh nghiệm, phương pháp này hiện nay ít dùng, vết mổ xấu.
- Phương pháp cắt amidan bằng sóng Radio cao tần (máy Coblator): phương pháp này không mất máu, ít tổn thương mô xung quanh, thời gian mổ ngắn, mau lành, nhưng giá thành đầu cắt cao.
- Cắt amiđan bằng Coblator được xem là phương pháp ưu việt nhất hiện nay vì ít gây bỏng nhất và ít tổn thương mô xung quanh. Đặc biệt, sau khi cắt amiđan, trẻ có thể nói chuyện, ăn uống bình thường được ngay. Cần có chế độ ăn uống đặc biệt: ăn mềm, nguội, đủ dinh dưỡng, kiêng các thức ăn cứng, nóng, chua, cay. Không khạc nhổ sau cắt bởi có thể bong giải mạc đột ngột gây chảy máu.
Thời gian thực hiện một ca phẫu thuật amiđan bằng phương pháp Coblator chỉ mất 10 phút. Do được gây mê nên khi cắt xong, các bé rất thoải mái, không có cảm giác sợ hãi, không bị tress.
Thông thường, sau khi làm hết các xét nghiệm, bác sĩ sẽ hẹn người bệnh đến nhập viện, sáng hôm sau bệnh nhân sẽ được mổ. Phẫu thuật thường được tiến hành vào buổi sáng.
Tại bệnh viện Tai mũi họng Sài Gòn có thể xét nghiệm buổi sáng và phẫu thuật trong ngày. Nhưng tốt nhất nên xét nghiệm trước 1 ngày, hôm sau sẽ mổ sớm.
9. Điều trị nội khoa
- Kháng sinh phổ rông được ưu tiên lựa chọn. Sinh tố, hạ sốt giảm đau 7 – 10 ngày.
10. Điều trị ngoại khoa
Cắt amidan được chỉ định ở những người một năm viêm amidan trên 4 lần, những người dù viêm ít hơn nhưng có biến chứng viêm khớp, biến chứng van tim, viêm thận, viêm tai giữa tái đi tái lại và thường viêm đường hô hấp trên
11. Viêm amidan gây biến chứng gì?
- 11.1. Bệnh tinh hồng nhiệt:
Do độc tố của liên cầu trùng gây ra, bệnh nhân nổi ban, nổi hạch, đau họng, nhức đầu, ói mửa, sốt cao, amidan sưng to, họng đỏ, lưỡi đỏ, nhịp tim nhanh. Amidan có giả mạc. Bệnh này dẫn đến biến chứng viêm tai giữa hoại tử các xương con.
- 11.2. Viêm khớp cấp
Bệnh nhân bị các triệu chứng sưng, nóng, đỏ đau các khớp cổ tay, đầu gối, các ngón tay, ngón chân, người mệt mỏi, uể oải. Sau biến chứng viêm khớp thường dẫn đến bệnh lý màng tim.
- 11.3. Viêm cầu thận
Tần xuất bệnh viêm cầu thận sau viêm amidan khỏng 24%, và chuyển thành viêm thận cấp sau đó. Bệnh nhân có hiện tượng phù chân, phù mặt nhất là khi ngủ dậy.
- 11.4. Ap xe quanh amidan
Trường hợp viêm amidan nhiều lần thường dẫn đến áp xe quanh amidan. Bệnh nhân đau họng, khó nuốt, sưng họng nói không ra tiếng, đau đầu, sốt cao, hơi thở hôi, chảy nước dãi, do không nuốt được.
Khám họng phát hiện khẩu cái mềm bên áp xe bị đẩy ra trước, sờ mềm. Khi rạch dẫn lưu nhiều mủ đặc rất thối trong ổ áp xe.
TS.BS.CKII. Hoàng Lương
Giám Đốc BV Tai Mũi Họng Sài Gòn
-----------------------------------------
Nguồn:
https://taimuihongsg.com/viem-amidan/. Truy cập ngày 12/03/2020
-
Ung thư vú
05/10/2024 13:56 GMT+7
-
Bướu sợi tuyến vú
24/09/2024 21:25 GMT+7
-
Sởi
29/08/2024 11:12 GMT+7
-
Ung thư gan
28/12/2023 12:56 GMT+7
-
Ung thư
18/12/2023 10:51 GMT+7
-
Lymphoma
04/10/2023 14:45 GMT+7
-
Ung thư hạch
04/10/2023 14:10 GMT+7
-
Thiếu máu trên bệnh nhân u lympho
04/10/2023 13:50 GMT+7
-
Lõm xương ức
14/08/2023 16:23 GMT+7
-
Lõm ngực
14/08/2023 15:59 GMT+7
-
Tay Chân Miệng ở trẻ nhỏ
17/07/2023 15:42 GMT+7
-
Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh
06/07/2023 16:16 GMT+7