HIV/AIDS - Kiến thức căn bản
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ HIV/AIDS
1. AIDS (SIDA) là gì?
SIDA do 4 chữ đầu của tên bệnh bằng tiếng Pháp (Syndrom d'Immuno Déficience Acquise) có nghĩa là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Tiếng Anh gọi là AIDS (Acquired - Immuno - Deficiency - Syndrome).
- Hội chứng: Tập hợp nhiều triệu chứng và dấu hiệu bệnh.
- Suy giảm miễn dịch: Suy giảm chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các mầm bệnh (vi trùng, virus, vi nấm...)
- Mắc phải: Không phải do di truyền mà do bị lây lan từ bên ngoài.
Nguyên nhân gây bệnh AIDS là một loại virus có tên là HIV (còn gọi là virus SIDA). Bệnh lây qua đường tình dục, đường máu và đường mẹ truyền qua con.
Tất cả mọi người không phân biệt màu da, nam, nữ, tuổi tác đều có thể mắc bệnh. Hiện nay AIDS chưa có thuốc chữa, thuốc chủng ngừa, tử vong 100%. Cách đối phó duy nhất là đừng để nhiễm HIV.
2. Miễn dịch là gì?
Con người luôn luôn sống giữa vô số những mầm bệnh độc hại sẵn sàng gây bệnh cho cơ thể như: vi trùng, virus, vi nấm, ký sinh trùng và cả một số tế bào ung thư sinh sản lẻ tẻ trong cơ thể. Tuy nhiên cơ thể cũng có một hàng rào phòng vệ rất hiệu quả khiến cho phần lớn các mầm bệnh không thể gây bệnh được. Đó chính là hệ miễn dịch.
Hệ miễn dịch chủ yếu gồm các bạch cầu có trong máu giữ nhiệm vụ tuần tra và khi phát hiện mầm bệnh sẽ chiến đấu tiêu diệt mầm bệnh bảo vệ cơ thể.
Virus HIV. Ảnh: MSU.edu
3. HIV là gì?
HIV là chữ viết tắt của virus gây AIDS bằng tiếng Anh Human-Immuno-Deficiency-Virus, có nghĩa là virus làm suy giảm miễn dịch ở người, ta quen gọi là virus SIDA.
Nguồn gốc của nó hiện nay vẫn chưa xác định. Chỉ biết rằng có 2 loại Virus là HIV1 và HIV2. Cả hai đều gây bệnh cho người.
4. HIV xâm nhập vào cơ thể gây chết người như thế nào?
Khi xâm nhập vào cơ thể con người, HIV tìm cách tấn công vào bạch cầu gây tàn phá hệ miễn dịch. Sau một thời gian, khi các bạch cầu bị tiêu diệt nhiều, khả năng chống đỡ với mầm bệnh bị giảm. Cơ thể sẽ bị mầm bệnh tấn công sinh ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm dẫn đến cái chết.
5. Diễn biến sau khi nhiễm HIV như thế nào?
Sau khi nhiễm HIV, cơ thể sẽ trải qua 4 giai đoạn bệnh lý như sau:
5.1. Giai đoạn sơ nhiễm: Lúc mới nhiễm HIV sẽ có một vài biểu hiện như sốt mệt mỏi, nhức đau tay chân... kiểu như bị cảm cúm.
5.2. Giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng: Giai đoạn này, cơ thể gần như bình thường, không có biểu hiện triệu chứng. Lúc này bạch cầu chỉ bị tiêu diệt ít không đáng kể. Virus tiếp tục sinh sôi nẩy nở, nhìn bề ngoài không ai có thể biết được bệnh nhân đã bị nhiễm HIV, ngay cả chính bản thân người bệnh (nếu chưa xét nghiệm máu). Thời gian này kéo dài từ 5-10 năm.
5.3. Giai đoạn có liên quan đến AIDS: Sau vài tháng đến vài năm từ lúc bị nhiễm sẽ xuất hiện các triệu chứng như sút cân, sốt dai dẳng, đỗ mồ hôi ban đêm, nổi hạch, tiêu chảy... Các triệu chứng kéo dài hoặc tái đi tái lại báo hiệu tình trạng hệ miễn dịch đã bắt đầu suy sụp.
5.4. Giai đoạn bệnh AIDS: thực sự tương đương với hệ miễn dịch bị tàn phá gần hết, người bệnh chết dễ dàng vì các nhiễm trùng cơ hội như viêm màng não, viêm phổi, viêm ruột hoặc ung thư mạch máu, ung thư hạch... Giai đoạn này thường kéo dài không quá 2 năm. Có một số thuốc được dùng trong giai đoạn này nhưng chỉ giúp kéo dài sự sống một ít, còn không hoàn toàn điều trị dứt bệnh.
6. Tình hình bệnh AIDS hiện nay:
Năm 1981 phát hiện tại Mỹ, sau đó lan rộng khắp thế giới. Hiện nay, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, đã có 14 triệu người mắc bệnh HIV, 2 triệu rưỡi người bị AIDS và con số này sẽ được nhân lên gấp 3 vào cuối thập niêm này.
Riêng ở Việt Nam cas bệnh đầu tiên phát hiện cuối năm 1990, càng về sau phát hiện càng nhiều. Trong đó, đối tượng tiêm chích ma túy chiếm 90% số cas mắc bệnh, thứ đến là mãi dâm, bệnh hoa liễu... Tuổi nhỏ nhất mắc bệnh là 14 tuổi, cao nhất mắc bệnh là 64 tuổi. Vì con số luôn biến động nên chỉ nêu ra đây con số mắc vào tháng 7.1992 là 76 người thì đến tháng 7.1993 (sau 1 năm) đã là 600 người ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Và đến đầu năm 1994 con số nhiễm HIV đã hơn 1.000 người.
Riêng Lâm Đồng đến đầu năm 1994, đã có 16 trường hợp nhiễm HIV ở những người có nguy cơ nhiễm HIV cao (xì ke, ma túy, gái mãi dâm) bao gồm 3 địa bàn Đà Lạt, Đức Trọng và Bảo Lộc. Nếu chúng ta không tích cực phòng chống thì nguy cơ lây lan căn bệnh này tại địa phương rất lớn.
II. ĐƯỜNG LÂY BỆNH
1. Bệnh AIDS lây qua các đường nào?
Vì HIV có nhiều trong máu, tinh dịch, âm đạo của người bị nhiễm nên AIDS lây truyền chủ yếu qua 3 đường chính sau:
1-1 Quan hệ tình dục với người đã bị nhiễm HIV.
1-2 Qua đường máu như:
Bị truyền máu của người bị nhiễm HIV sang người chưa bị bệnh HIV.
Dùng chung các dụng cụ tiêm chích, rạch da với người bị nhiễm HIV đặc biệt người nghiện chích ma túy cùng chung ống chích.
1-3 Mẹ bị nhiễm HIV truyền qua cho con lúc có thai và khi sinh nở.
2. Ai là người dễ bị nhiễm HIV nhất?
- Tất cả mọi người đều có thể bị lây. Nhưng dễ lây nhất là:
- Những người có quan hệ tình dục bừa bãi.
- Những người hành nghề mãi dâm không có cách tự bảo vệ.
- Những người đồng tình luyến ái.
- Những người tiêm chích ma túy
- Những ngừơi bị truyền máu đã nhiễm HIV
- Vợ, chồng, con hay tình nhân của những đối tượng trên.
3. Bệnh AIDS không lây trong trường hợp nào?
HIV không thể lây truyền qua những tiếp xúc thường ngày như: Bắt tay, ngồi cạnh nhau, nói chuyện, ôm hôn xã giao, ở chung nhà, làm việc chung phòng, học chung lớp, ăn uống chung, dùng chung điện thoại... Muỗi, rệp chích cũng không lây HIV.
4. Nhìn bề ngoài có thể biết ai đã bị nhiễm HIV không?
Không Vì người bị nhiễm HIV ở giai đoạn đầu chưa có dấu hiệu gì nên nếu chỉ nhìn bề ngoài không thể biết được, thậm chí ngay cả người bệnh cũng không biết mình đã bị nhiễm bệnh. Do đó vô tình lây lan cho người khác.
Vậy làm thế nào để phát hiện người nhiễm HIV? Chỉ có xét nghiệm máu đễ phát hiện. Tuy nhiên, trong lúc mới bị nhiễm 1-3 tháng đầu, xét nghiệm chưa có thể phát hiện được gọi là khoảng thời gian "cưa số". Do đó, nếu nghi ngờ bị nhiễm HIV mà kết quả "âm tính" thì 3 tháng sau nên làm xét nghiệm lần nữa.
Tại Lâm Đồng Trung tâm y tế dự phòng tỉnh sẽ thực hiện xét nghiệm phát hiện người nhiễm HIV.
III. CÁCH PHÒNG BỆNH
1. Phòng bệnh bằng cách nào?
- Không dùng chung kim, ống chích, dụng cụ châm chích, rạch da, nếu chưa được khử trùng đúng cách,
- Chỉ nên truyền máu đã được kiểm tra HIV (ngành y tế chịu trách nhiệm).
- Không quan hệ bừa bãi tình dục với người mãi dâm, đồng tình luyến ái hoặc quan hệ nhiều bạn tình. Nên chung thủy một vợ một chồng.
- Sử dụng bao cao su đúng cách để ngăn ngừa bệnh AIDS lây qua đường tình dục.
- Phụ nữ nhiễm HIV không nên có thai.
2. Khử trùng đúng cách là như thế nào?
Đối với kim ống chích, dụng cụ rạch da làm bằng thủy tinh hay kim loại, cần đun sôi liên tục trong 20-30 phút tính từ lúc bắt đầu sôi. Chú ý các loại dụng cụ bằng nhựa không thể khử trùng để dùng lại được.
Đối với vật dụng như quần áo, chăn màn... dây dính máu người nhiễm HIV, cần ngâm trong dung dịch sát trùng trong 20 phút. Dung dịch thường dùng và có hiệu quả là Natri hypocforit (NaCLO)còn gọi là nước javel nồng độ 0,1%.
IV. THAM VẤN VỀ AIDS
1. Tham vấn là gì?
Tham vấn HIV/AIDS là cuộc đối thoại và mối quan hệ có tính cách tiếp diễn giữa khách hàng (hay bệnh nhân) và người tham vấn với mục đích.
Phòng ngừa lan truyền sự nhiễm HIV
Hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội cho những người đã bị nhiễm HIV/AIDS.
2. Tham vấn cho ai?
Tham vấn là địa chỉ cần thiết cho tất cả mọi người có nhu cầu tuy nhiên cần thiết nhất cho.
Những người lo sợ rằng họ có thể bị nhiễm HIV
Những người bắt buộc phải xét nghiệm tham vấn trước xét nghiệm hoặc sau xét nghiệm mặc cho kết quả dương tính hay âm tính.
Đặc biệt hơn cả, tham vấn sẽ luôn luôn cần thiết cho người bị nhiễm HIV/AIDS. Qua tham vấn sẽ có sự thông cảm, hỗ trợ về tinh thần cho người bệnh.
Gia đình và bạn bè của người bị nhiễm HIV
3. Tham vấn được tổ chức ở đâu?
Tham vấn có thể thực hiện ở bất kỳ nơi nào để trao đổi về HIV/AIDS bao gồm: dưỡng đường, bệnh viện, trung tâm y tế, trường học... và các cơ sở y tế khác.
Tham vấn cũng có thể thực hiện tại nơi cư trú của người bệnh, nếu cần thiết.
Nếu bạn có nhu cầu, xin mời đến Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Lâm Đồng (số 2 Trần Bình Trọng Đà Lạt) chúng tôi luôn sẳn sàng giúp đỡ bạn.
4. Ai là người tham vấn?
Ngoài các bác sĩ, y tá, các nhà tâm lý học... những người khác có thể khuyến khích đào tạo để tham gia tham vấn như các đoàn thể xã hội, như cán bộ Đoàn thanh niên, cán bộ Hội phụ nữ...
5. Tại sao tham vấn lại cần thiết?
Vì: - Nhiễm HIV là nhiễm trùng suốt đời.
Một người có thể tránh khỏi bị lây nhiễm HIV hoặc tránh lây truyển cho người khác bằng cách thay đổi hành vi.
Được thông báo về việc bị nhiễm HIV có thể gây ra cho đối tượng những áp lực tâm lý xã hội và những lo lắng lớn lao, thậm chí thay đổi hành vi hoặc làm tệ hại hơn căn bệnh của họ, nhất là trong hoàn cảnh sợ hãi, thiếu thông cảm, bị đối xử phân biệt.
Ban Biên tập Y Khoa Online
-----------------------------------
-
Viêm xoang
21/11/2024 14:48 GMT+7
-
Ung thư
18/11/2024 09:51 GMT+7
-
Viêm mũi xoang
15/11/2024 18:38 GMT+7
-
Ung thư vú
05/10/2024 13:56 GMT+7
-
Bướu sợi tuyến vú
24/09/2024 21:25 GMT+7
-
Sởi
29/08/2024 11:12 GMT+7
-
Ung thư gan
28/12/2023 12:56 GMT+7
-
Lymphoma
04/10/2023 14:45 GMT+7
-
Ung thư hạch
04/10/2023 14:10 GMT+7
-
Thiếu máu trên bệnh nhân u lympho
04/10/2023 13:50 GMT+7
-
Lõm xương ức
14/08/2023 16:23 GMT+7
-
Lõm ngực
14/08/2023 15:59 GMT+7