Tiêu chảy nhiễm trùng ở trẻ em
Tiêu chảy nhiễm trùng là tình trạng tiêu phân lỏng > 2 lần/24h, do tác nhân vi sinh vật gây nên. Tiêu chảy trong vòng 2 tuần gọi là tiêu chảy cấp, quá 2 tuần gọi là tiêu chảy kéo dài.
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhiều nhất ở trẻ < 5 tuổi và là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng và tử vong cao ở trẻ em.
Đường lây: bệnh lây qua đường tiêu hóa (do trẻ sử dụng đồ ăn, thức uống, ngậm tay, đồ chơi nhiễm vi sinh vật gây bệnh)
- Vi sinh vật gây bệnh:
- Nhóm vi rút : Rotavirus, Norovirus,…
- Nhóm vi trùng: E.coli, Salmonella, Shigella…
- Nhóm ký sinh trùng: a míp (E. histolytica),…
Biểu hiện lâm sàng
- Tiêu chảy với các mức độ khác nhau, thường với 3 bệnh cảnh chính: tiêu phân nước, tiêu đàm máu, tiêu chảy kéo dài > 14 ngày.
- Các triệu chứng khác có thể có: nôn ói, sốt, đau bụng, mắc rặn.
Biểu hiện bệnh nặng cần nhập viện
- Điều trị
Quan trọng nhất là bù nước điện giải mất qua phân, sử dụng Oresol (dung dịch gồm nước, muối và đường) uống khi trẻ uống được. Ở trẻ nhỏ, dùng 50-100ml sau mỗi lần đi tiêu, trẻ lớn uống theo nhu cầu. Trường hợp mất nước nặng hoặc có nguy cơ mất nước nặng cần được truyền dịch tại bệnh viện.
- Chỉ dùng kháng sinh trong một số trường hợp, khi có chỉ định của bác sĩ.
- Không tự ý sử dụng thuốc cầm tiêu chảy
- Điều trị các triệu chứng kèm theo nếu có
Chăm sóc trẻ tiêu chảy
- Ăn uống như thường ngày, thức ăn đảm bảo vệ sinh, dễ tiêu, ít dầu mỡ, độ ngọt vừa phải. Có thể sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa. Trái cây không quá chua hay quá ngọt.
- Khi trẻ tiêu chảy, nên sử dụng tã hoặc miếng lót để tránh tình trạng phân rơi vãi ra môi trường xung quanh, tránh tái nhiễm và tránh lây lan cho người khác. Rửa tay bằng xà phòng ngay sau khi thay tã, làm vệ sinh cho trẻ.
- Tiêu chảy là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu:
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: ăn chín, uống chín
- Bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước sạch: dùng nguồn nước sạch để chải răng cho trẻ, khuyên trẻ ngậm miệng khi tắm và không nuốt nước khi tắm.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch cho trẻ và người chăm sóc trẻ: trước và sau khi chăm sóc trẻ, trước khi cho trẻ ăn, trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Vệ sinh môi trường: nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi, vệ sinh nhà cửa hàng ngày, diệt ruồi.
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sanh.
- Uống vitamin A định kỳ theo hẹn của nhân viên y tế. Trẻ phải được tiêm chủng vắc-xin đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia, đặc biệt là tiêm phòng bệnh sởi, uống vắc-xin ngừa Rotavirus.
--------------------------------------------------
Nguồn: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới
-
Viêm xoang
21/11/2024 14:48 GMT+7
-
Ung thư
18/11/2024 09:51 GMT+7
-
Viêm mũi xoang
15/11/2024 18:38 GMT+7
-
Ung thư vú
05/10/2024 13:56 GMT+7
-
Bướu sợi tuyến vú
24/09/2024 21:25 GMT+7
-
Sởi
29/08/2024 11:12 GMT+7
-
Ung thư gan
28/12/2023 12:56 GMT+7
-
Lymphoma
04/10/2023 14:45 GMT+7
-
Ung thư hạch
04/10/2023 14:10 GMT+7
-
Thiếu máu trên bệnh nhân u lympho
04/10/2023 13:50 GMT+7
-
Lõm xương ức
14/08/2023 16:23 GMT+7
-
Lõm ngực
14/08/2023 15:59 GMT+7