Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em
Thiếu máu thiếu sắt (TMTS) là gì?
Sắt là vi chất rất quan trọng trong việc duy trì nhiều chức năng của cơ thể, nhất là trong quá trình cơ thể sản xuất hemoglobin (là phân tử vận chuyển oxy của tế bào hồng cầu trong máu). Thiếu máu thiếu sắt xảy ra do cơ thể không được cung cấp đủ sắt đáp ứng nhu cầu tạo hemoglobin.
Sắt cũng cần thiết để duy trì các tế bào, da, tóc và móng khỏe mạnh.
Tình trạng thiếu sắt gây thiếu máu rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới.
Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt
Giảm cung cấp sắt
- Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn chay, không có thực phẩm giàu chất sắt; uống nhiều sữa bò mỗi ngày làm giảm hấp thu chất sắt trong thực phẩm.
- Do những bệnh lý gây giảm hấp thu sắt: Phẫu thuật cắt bỏ tá tràng / cắt dạ dày; Bệnh viêm ruột (viêm hồi tràng-hỗng tràng, viêm ruột tự miễn...); Viêm dạ dày do Helicobacter pylori…
Tăng nhu cầu sắt: Trẻ em, trẻ sinh non; một số bệnh lý mạn tính, hóa trị liệu…
Mất máu: kèm theo các nguyên nhân gây chảy máu từ đường tiêu hóa, tiết niệu…
Nguyên nhân khác: Phẫu thuật, chấn thương; Sử dụng thuốc chống viêm không steroid kéo dài;
Thường gặp nhất ở trẻ em là nhiễm ký sinh trùng (giun sán).
Các triệu chứng của TMTS là gì?
Trẻ bị thiếu máu mà không nhận ra, có thể được chẩn đoán khi xét nghiệm các tình trạng bệnh khác hoặc kiểm tra sức khỏe tổng quát. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thiếu máu là mệt mỏi.
- Các dấu hiệu khác có thể gồm xanh xao, khó thở và nhịp tim không đều.
- Ít phổ biến hơn, những trẻ bị ảnh hưởng có thể bị đau đầu, đau cơ và rụng tóc. Một số trẻ cảm thấy ăn không ngon miệng, khó nuốt và loét miệng.
Các xét nghiệm cần thực hiện
- Tổng phân tích tế bào máu;
- Nồng độ Ferritin huyết thanh, sắt huyết thanh;
- Transferrin hoặc tổng khả năng liên kết sắt (TIBC);
- Máu trong phân;
- Xét nghiệm nước tiểu tìm máu hoặc hemoglobin;
- Và một số xét nghiệm khác tìm nguyên nhân gây bệnh Thiếu máu thiếu sắt.
Khi nguyên nhân thiếu máu không rõ ràng, trẻ có thể được làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu theo tư vấn của các bác sĩ huyết học.
Điều trị Thiếu máu thiếu sắt
Chủ yếu là giải quyết nguyên nhân, đồng thời điều chỉnh chế độ ăn bổ sung sắt
- Bổ sung sắt bằng đường uống
3-5 mg sắt nguyên tố/ kg/ngày. Thường dùng dạng kết hợp với acid folic.
Uống khi bụng đói, có thể uống trong bữa ăn trong trường hợp gây khó chịu cho dạ dày
Thời gian sử dụng 3-6 tháng;
Bổ sung vitamin C hoặc uống nước cam để tăng hấp thu sắt.
Tác dụng phụ có thể xảy ra do sắt uống như khó chịu ở bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón và phân sẫm màu.
- Điều trị nguyên nhân
Cần chẩn đoán và điều trị nguyên nhân gây thiếu sắt tránh gây thiếu sắt tái phát.
- Truyền máu: Hạn chế truyền máu (chỉ truyền khi thật sự cần thiết)
Phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt
- Nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoặc sữa bổ sung sắt dành cho trẻ trong năm đầu đời;
- Thực hiện chế độ ăn cân đối giàu sắt, vitamin
- Không uống trà, cà phê ngay sau ăn làm giảm hấp thu sắt;
- Xổ giun định kỳ hàng năm cho trẻ em trên 12 tháng tuổi.
Khoa Sốt xuất huyết-Huyết học - Bệnh viện Nhi Đồng 1 có xây dựng tờ bướm để thông tin truyền thông về bệnh lý Thiếu máu thiếu sắt. Phụ huynh khi đưa trẻ đến khám điều trị có thể sử dụng để tham khảo khi chăm sóc trẻ tại nhà.
-----------------------------------
Nguồn:
https://nhidong.org.vn/cau-lac-bo-ba-me/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-thieu-mau-thieu-sat-o-tre-em-c55-2066.aspx. Truy cập ngày 29/01/2023
-
Sởi
29/08/2024 11:12 GMT+7
-
Ung thư gan
28/12/2023 12:56 GMT+7
-
Ung thư
18/12/2023 10:51 GMT+7
-
Lymphoma
04/10/2023 14:45 GMT+7
-
Ung thư hạch
04/10/2023 14:10 GMT+7
-
Thiếu máu trên bệnh nhân u lympho
04/10/2023 13:50 GMT+7
-
Lõm xương ức
14/08/2023 16:23 GMT+7
-
Lõm ngực
14/08/2023 15:59 GMT+7
-
Tay Chân Miệng ở trẻ nhỏ
17/07/2023 15:42 GMT+7
-
Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh
06/07/2023 16:16 GMT+7
-
Viêm kết mạc có giả mạc
06/07/2023 16:00 GMT+7
-
Dị ứng thức ăn trẻ em
02/04/2023 08:36 GMT+7