Tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh
1. Tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?
Sau khi nước mắt được tiết ra từ tuyến lệ, với cử động của mi mắt, những giọt nước mắt bị ép vào các ống dẫn ở góc trong mắt, nhờ đó nước mắt thoát ra khỏi mắt xuống ống lệ mũi vào khe mũi dưới.
Tắc lệ đạo là tình trạng tắc nghẽn sự lưu thông nước mắt trong hệ thống ống nối thông giữa mắt xuống mũi.
Tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý thường gặp và thường biểu hiện trong những ngày đầu sau sinh. Bất thường này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và có thể tự hồi phục sau một khoảng thời gian.
2. Nguyên nhân gây tắc lệ đạo
Một số nguyên nhân phổ biến như:
- Không có hoặc hẹp điểm lệ nằm ở góc trong của mắt (là điểm khởi đầu của ống lệ đạo).
- Dò ống lệ mũi bẩm sinh.
- Tắc lệ đạo bẩm sinh: thường gặp khoảng 50% trẻ sơ sinh. Nguyên nhân thường do quá trình hình thành lệ đạo trong bào thai chưa hoàn chỉnh nên đầu dưới của ổng lệ mũi còn màng tắc, hoặc do biến dạng ống xương của ống lệ mũi.
- Bất thường vùng xương hàm mặt cũng làm tăng khả năng mắc phải tắc lệ đạo, gặp trong hội chứng Down.
- Polyp mũi làm tắc nghẽn đường thoát nước mắt của ống lệ mũi có thể là nguyên nhân gây tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh.
- U: bất kỳ một khối u nào có khả năng gây chèn ép ống dẫn nước mắt đều là nguyên nhân của tắc lệ đạo.
3. Biệu hiện tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh
-Trẻ hay bị chảy nước mắt sống và ghèn mắt. Hiện tượng chảy nước mắt sẽ nhiều hơn khi trời lạnh, có gió hoặc nắng… Đặc biệt, mỗi sáng ngủ dậy, mắt trẻ thường có nhiều ghèn vàng dính quanh mi mắt.
- Mắt trẻ lúc nào cũng ướt như vừa khóc do đọng nước mắt ở khe mi, ngấn đầy nước mắt, thậm chí nước mắt rơi thành giọt.
- Trẻ hay dụi mắt, đỏ da bờ mi.
- Viêm kết mạc (mắt đỏ) kéo dài và tái đi tái lại.
4. Cách chữa trị đối với trẻ sơ sinh có tắc lệ đạo
- Nếu không có điểm lệ thì có thể rạch làm thông lệ đạo.
- Nếu dò túi lệ thì điều trị bằng phẫu thuật đóng lỗ dò.
- Nếu do tắc ống lệ mũi bẩm sinh thì tùy theo độ tuổi của trẻ mà có chỉ định điều trị phù hợp.
- Trẻ tắc lệ đạo trước 3 tháng tuổi: day (mát-xa) vùng túi lệ, không cần thông vì tỷ lệ tự khỏi rất cao trong thời gian này. Vệ sinh mi mắt bằng nước muối sinh lý, nhỏ tại chỗ nếu có dấu hiệu viêm.
- Từ 3 đến 8 tháng tuổi: Có thể bơm thông lệ đạo hoặc tra thuốc và day vùng túi lệ tùy theo tình trạng biến chứng hoặc tiến triển của bệnh.
- Sau 8 tháng tuổi: Nên thông lệ đạo vì tỷ lệ tự khỏi của bệnh đã giảm xuống dưới 50%.
- Sau 1 năm tuổi: Thông lệ đạo vẫn có thể không giải quyết được tình trạng tắc, trẻ nên được phẫu thuật nối thông túi lệ-mũi.
Lưu ý: Trong thời gian trẻ được phát hiện có tắc lệ đạo nhưng bác sĩ chưa có chỉ định can thiệp, bố mẹ cần chú ý giữ vệ sinh mắt cho bé. Có thể dùng bông y tế thấm nước đun sôi để nguội (hoặc dùng nước muối sinh lý) nhẹ nhàng lau mắt cho bé 3-5 lần/ngày để lấy hết ghèn bám quanh mắt. Nếu phát hiện mắt bé sưng đỏ, cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa mắt để khám ngay.
BSCK2 Hồ Thị Mỹ Huệ, BV Nhi Đồng 1, TP. HCM
-------------------------------
Nguồn:
https://nhidong.org.vn/cac-benh-thuong-gap/tac-le-dao-o-tre-so-sinh-c57-1709.aspx. Truy cập ngày 29/01/2023
-
Ung thư vú
05/10/2024 13:56 GMT+7
-
Bướu sợi tuyến vú
24/09/2024 21:25 GMT+7
-
Sởi
29/08/2024 11:12 GMT+7
-
Ung thư gan
28/12/2023 12:56 GMT+7
-
Ung thư
18/12/2023 10:51 GMT+7
-
Lymphoma
04/10/2023 14:45 GMT+7
-
Ung thư hạch
04/10/2023 14:10 GMT+7
-
Thiếu máu trên bệnh nhân u lympho
04/10/2023 13:50 GMT+7
-
Lõm xương ức
14/08/2023 16:23 GMT+7
-
Lõm ngực
14/08/2023 15:59 GMT+7
-
Tay Chân Miệng ở trẻ nhỏ
17/07/2023 15:42 GMT+7
-
Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh
06/07/2023 16:16 GMT+7