Dị ứng
Dị ứng là gì?
Dị ứng là một phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với những chất lạ. Gọi là quá mức vì các chất lạ này đều được cơ thể nhận biết và vô hại đối với những ai không bị dị ứng. Còn cơ thể của người bị dị ứng sẽ nhận ra các chất lạ và sẽ khởi động một phần hệ thống miễn dịch. Các chất gây nên hiện tượng dị ứng được gọi là dị nguyên. Các dị nguyên bao gồm bụi, phấn hoa, mốc, thực phẩm...Có thể hiểu dị nguyên là những chất lạ đối với cơ thể và có thể gây nên phản ứng dị ứng ở một số người.
Khi dị nguyên tiếp xúc với cơ thể những người bị dị ứng thì sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch để tạo nên các phản ứng dị ứng. Những người như thế được gọi là quá mẫn cảm.
Nguyên nhân của dị ứng là gì?
Hệ thống miễn dịch là cơ chế phòng vệ có tổ chức của cơ thể chống lại sự xâm nhập của những chất lạ được gọi là dị nguyên, đặc biệt là đối với nhiễm trùng. Nhiệm vụ của hệ miễn dịch là nhận biết và phản ứng đối với những dị nguyên này. Dị nguyên là những chất có thể kích thích sự sản xuất các kháng thể. Tác nhân gây dị ứng là những dị nguyên có thể gây dị ứng và kích thích sự sản xuất kháng thể IgE.
Mục tiêu của hệ miễn dịch là cố gắng phá hủy các dị nguyên tại vị trí chúng xâm nhập vào cơ thể. Một trong những nổ lực đó của hệ miễn dịch là tạo nên các protein bảo vệ được gọi là kháng thể để chống lại các dị nguyên này. Các kháng thể là những globulin miễn dịch - immunoglobulin (IgG, IgM, IgD, IgA) giúp bảo vệ và tiêu hủy các dị nguyên bằng cách bám vào bề mặt của chúng để tạo điều kiện cho các tế bào miễn dịch khác dễ dàng tiêu hủy. Ở những người bị dị ứng thì còn có sự sản xuất ra các globulin miễn dịch loại E (IgE) nhằm đáp ứng với các dị nguyên vô hại.
IgE là loại kháng thể mà tất cả chúng ta đều có với số lượng nhỏ. Tuy nhiên ở những người bị dị ứng thì IgE được sản xuất với số lượng lớn. Bình thường IgE giúp bảo vệ cơ thể chống lại các loại ký sinh trùng. Sự sản xuất quá mức của IgE sẽ kích thích sự phóng thích ra nhiều loại hóa chất, trong đó quan trọng nhất là chất histamine. Các hóa chất này (bao gồm histamine) sẽ gây nên hiện tượng viêm và các triệu chứng đặc hiệu của dị ứng.
Ai là đối tượng nguy cơ và tại sao?
Dị ứng có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi, thậm chí khi còn trong bụng mẹ. Dị ứng có thể xuất hiện ở trẻ em nhưng có thể gia tăng và biểu hiện thành triệu chứng vào thời kỳ đầu của độ tuổi trưởng thành. Hen phế quản (hen suyễn) có thể tồn tại dai dẳng ở người lớn trong khi các dị ứng về mũi có xu hưởng giảm ở tuổi già.
Tại sao một số người lại dị ứng với một vài loại dị nguyên trong khi người khác thì không? Tại sao những người bị dị ứng thì cơ thể sản xuất nhiều IgE hơn những người không bị dị ứng? Yếu tố có thể phân biệt rõ ràng nhất là vấn đề di truyền. Nguy cơ bị dị ứng của bạn có thể liên quan đến tiền sử dị ứng của cha mẹ. Nếu cả cha và mẹ không bị dị ứng thì nguy cơ của bạn là 15%, nếu cha hoặc mẹ bị dị ứng thì nguy cơ dị ứng của bạn là 30%, còn nếu cả cha và mẹ bị dị ứng thì nguy cơ của bạn là hơn 60%.
Mặc dù về mặt di truyền thì bạn có khả năng bị di ứng nhưng thực tế có thể bạn không bị. Bạn cũng có thể không nhất thiết bị dị ứng cùng loại với dị ứng của cha hoặc của mẹ mẹ. Hiện vẫn chưa rõ những chất nào có thể gây kích hoạt các phản ứng dị ứng ở người bị dị ứng, hoặc bệnh nào có khả năng khởi phát các triệu chứng dị ứng và độ nặng của dị ứng thì không thể biết trước được.
Một khía cạnh khác của dị ứng là vấn đề môi trường. Các vần đề về dị ứng có liên quan đến yếu tố di truyền thì đã rõ ràng. Ngoài ra, việc tiếp xúc lập đi lập lại một dị nguyên càng nhiều và càng sớm thì nguy cơ khởi phát dị ứng càng cao.
Có một số yếu tố khác có thể hiệp lực để gây nên dị ứng bao gồm hút thuốc, tình trạng ô nhiễm, nhiễm trùng và các loại hormon.
Các loại dị ứng phổ biến nhất và các triệu chứng của chúng?
Các bộ phận của cơ thể dễ bị dị ứng nhất là mắt, mũi, phổi, da và dạ dày (bao tử). Mặc dù các loại dị ứng khác nhau có thể biểu hiện khác nhau nhưng tất cả đều do đáp ứng miễn dịch quá mức đối với các chất lạ ở những người có cơ địa nhạy cảm. Sau đây là một số loại dị ứng thường gặp nhất:
- Sổ mủi (chảy nước mũi)
- Nghẹt mũi
- Hắt xì hơi
- Ngứa mũi
- Ngứa tai và họng
- Chảy nước mũi vào sau họng
- Đỏ mắt và vùng dưới mi mắt
- Ngứa mắt, chảy nước mắt
- Phù kết mạc
- Ngứa, đỏ hoặc khô da
- Hồng ban xuất hiện trên mặt, đặc biệt là ở trẻ em
- Hồng ban xung quanh mắt, nếp gấp ở khuỷu tay, khoeo chân (sau đầu gối). Đặc biệt ở trẻ lớn và người trưởng thành thì hồng ban có thể nổi trên thân người.
- Mảng viền đỏ gồ lên mặt da
- Ngứa nhiều
- Nổi mày đay hoặc thay đổi màu da sang màu hơi đỏ
- Xung huyết mũi
- Phù họng
- Đau bụng, buồn nôn, nôn
- Thở ngắn, khó thở, thở khò khè
- Hạ huyết áp hoặc bị sốc
Sốc là do sự thiếu hụt tuần hoàn máu đến các mô của cơ thể. Sốc thường gặp nhất là do mất máu và nhiễm trùng. Còn sốc do dị ứng (sốc phản vệ) là do dãn mạch máu, các mạch máu bị rò rỉ và gây nên tình trạng tụt huyết áp.
Hen phế quản (suyễn): Hen phế quản là một bệnh lý đường hô hấp xảy ra do hiện tượng viêm và co thắt các phế quản. Hiện tượng viêm gây hẹp phế quản làm cho lưu thông không khí vào và ra khỏi phổi bị hạn chế. Hen phế quản thường nhất (không phải luôn luôn) là do hiện tượng dị ứng. Các triệu chứng bao gồm:
- Thở ngắn (thở dốc)
- Thở khò khè
- Ho
- Nặng ngực
Viêm mũi dị ứng: là loại dị ứng thường gặp nhất và thường có các triệu chứng ở mũi theo mùa do phấn hoa. Tình trạng viêm mũi dị ứng quanh năm thường là do các tác nhân dị ứng có trong nhà như bụi, mốc, lông thú vật. Các triệu chứng xuất hiện là do hiện tượng viêm các mô lót bên trong mũi (được gọi là niêm mạc mũi) sau khi các tác nhân gây dị ứng được hít vào. Các vùng lân cận như tai, xoang, họng có thể cũng bị ảnh hưởng. Các triệu chứng bao gồm:
Dị ứng mắt: Hiện tượng viêm kết mạc dị ứng (kết mạc là lớp ngoài bao bọc mắt và dưới mi mắt) bao gồm các triệu chứng thường gặp sau:
Chàm dị ứng: Còn gọi là viêm da dị ứng, là hiện tượng nổi những hồng ban dị ứng sau khi da có tiếp xúc với tác nhân dị ứng. Tình trạng này thường có liên quan với viêm mũi dị ứng và hen phế quản. Các triệu chứng bao gồm:
Nổi mày đay: Đây là phản ứng của da, bao gồm ngứa, sưng và có thể xuất hiện trên bất kỳ vùng da nào của cơ thể. Nổi mày đay có thể do dị ứng ví dụ như thực phẩm, thuốc nhưng cũng có thể do các nguyên nhân khác. Các triệu chứng kinh điển là:
Sốc dị ứng: Còn được gọi là phản vệ hay sốc phản vệ. Đây là phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng và có tác động lên một số cơ quan trong cơ thể cùng một thời điểm. Sốc phản vệ xuất hiện khi các tác nhân gây dị ứng được ăn vào (ví dụ thực phẩm) hoặc vết chích (ví dụ như ong đốt) hoặc có thể do tiêm một số loại thuốc. Các triệu chứng bao gồm:
Các tác nhân gây dị ứng có ở đâu?
Có ở khắp mọi nơi...
Các tác nhân dị ứng có thể được nuốt, hít, chích, hoặc thoa ngoài da.
Trong không khí chúng ta thở:
- Ngoài ôxy, không khí còn chứa nhiều chất khác có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta. Một trong số đó là các dị nguyên, những chất có thể trở thành tác nhân gây dị ứng đối với những người có cơ địa nhạy cảm. Các loại dị ứng thường do các dị nguyên bay lơ lững trong không khí bao gồm: viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm kết mạc mắt dị ứng. Các dị nguyên này thường vô hại nhưng có thể kích hoạt các phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm khi được hít vào:
- Phấn hoa: từ các loài cây, cỏ...
- Bụi
- Các sản phẩm từ động vật như: lông, da, nước tiểu...
- Nấm mốc
- Côn trùng: gián...
Những gì chúng ta ăn:
- Khi thực phẩm hoặc thuốc được nuốt vào cơ thể. Các tác nhân gây dị ứng theo dòng máu và gắn vào các phân tử IgE ở các tế bào của vùng xa cơ thể như da và niêm mạc mũi. Khả năng di chuyển theo dòng máu của các tác nhân dị ứng giải thích tại sao chúng có thể gây nên triệu chứng ở các vùng xa thay vì chỉ ở đường tiêu hóa. Các triệu chứng dị ứng thực phẩm có thể bắt đầu với triệu chứng phù ở lưỡi và họng, sau đó có thể tê, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, và có thể có những triệu chứng ở da và niêm mạc mũi. Hai nhóm tác nhân dị ứng loại này bao gồm:
- Thuốc: VD kháng sinh, aspirin (đường uống)
- Thực phẩm: Loại thực phẩm thường gây dị ứng nhất là: sữa bò, cá, các loại động vật có vỏ như tôm, cua, sò, ghẹ.., trứng, đậu phụng, đậu nành, lúa mì...
Những gì tiếp xúc với da chúng ta:
- Viêm da tiếp xúc do dị ứng thì phần lớn là phản ứng tại chổ của da, không có liên quan đến IgE, nhưng có liên quan đến các tế bào viêm. Một số tác nhân dị ứng (Ví dụ như nhựa) sau khi tiếp xúc với da thì chúng được hấp thụ vào da nhưng không có khả năng gây phản ứng toàn thân mà chỉ khu trú tại da. Các tác nhân dị ứng thường găp gồm:
- Nhựa: Có thể gây phản ứng với IgE hoặc không (VD găng tay bằng nhựa)
- Cây (VD cây sơn, cây sồi, cây xuân thường)
- Thuốc nhuộm
- Hóa chất
- Kim loại (Nickel)
- Mỹ phẩm
Viêm da tiếp xúc do dị ứng không liên quan đến kháng thể IgE, nhưng có liên quan đến các tế bào của hệ thống miễn dịch mà có thể bị kích hoạt bởi các tác nhân dị ứng. Việc sờ hay chà xát những chất mà da bạn bị nhạy cảm trước đây có thể sẽ làm da nổi hồng ban.
- Nọc độc của côn trùng, động vật: VD ong, rắn
- Thuốc
- Vắc-xin
- Hormon (nội tiết tố). VD insulin
-
Những gì chích vào người chúng ta: Các phản ứng nặng nề nhất xảy ra khi các tác nhân dị ứng được chích vào cơ thể chúng ta và trực tiếp vào dòng máu (VD tiêm đường tĩnh mạch). Điều đó sẽ mang những nguy cơ về các phản ứng toàn thân chẳng hạn như sốc phản vệ mà có thể đe dọa mạng sống. Các tác nhân dị ứng bằng đường chích có thể gây phản ứng dị ứng nghiêm trọng thường gặp nhất là:
Điều trị dị ứng như thế nào?
Tốt nhất là tránh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng mà mình đã biết từ trước (VD trước đây từng bị dị ứng khi ăn ghẹ). Điều này rất quan trọng đối với dị ứng do thực phẩm và thuốc.
Thuốc sử dụng phải phù hợp với triệu chứng và độ nặng của chúng. Các nhóm thuốc điều trị triệu chứng bao gồm:
Thuốc kháng histamine (Anti-histamines):
- Các thuốc kháng histamine tác dụng ngắn có thể tự mua ngoài nhà thuốc, có thể làm giảm các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình, nhưng có thể gây buồn ngủ. Một số loại có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ. VD nhóm thuốc này bao gồm: diphenhydramine (Benadryl), Loratadine (Claritin).
- Các thuốc kháng histamine tác dụng kéo dài cần phải được bác sĩ kê toa. Chúng thường không ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ, bao gồm các nhóm như fexofenadine (Allegra), cetirizine (Zyrtec). Nhìn chung, thuốc kháng histamine tác dụng kéo dài ít gây buồn ngủ hơn các thuốc khác.
Các thuốc xịt mũi:
- Các thuốc xịt mũi chứa corticosteroid có thể hiệu quả ở những người có triệu chứng không khỏi sau khi đã dùng các thuốc kháng histamine. Đây là các thuốc cần phải được kê toa của bác sĩ. VD: fluticasone (Flonase), mometasone (Nasonex), triamcinolone (Nasacort AQ).
- Thuốc xịt mũi nhóm kháng histamine thế hệ mới như azelastine (Astelin) được sử dụng cho những người bị dị ứng theo mùa hoặc do môi trường.
- Các thuốc chống xung huyết có thể giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi. Tuy nhiên không nên sử dụng những thuốc chống xung huyết xịt mũi nhiều ngày vì chúng có thể gây hiệu ứng "dội ngược" và làm tình trạng xung huyết nặng hơn. Các thuốc chống xung huyết dạng viên uống không gây hiện tượng này.
Các thuốc khác:
- Các thuốc ức chế leukotriene là những thuốc ngăn chặn đặc hiệu các chất có khả năng kích hoạt phản ứng dị ứng. Montelukast (Singulair) là thuốc cần được bác sĩ kê toa và được sử dụng cho những người bị hen phế quản, người bị dị ứng trong nhà và ngoài trời.
- Các mũi chích dị ứng (liệu pháp miễn dịch) thỉnh thoảng được sử dụng đối với những trường không thể tránh tiếp xúc với tác nhân dị ứng hoặc khó kiểm soát các triệu chứng. Các mũi tiêm dị ứng giúp cơ thể không bị phản ứng quá mức đối với các tác nhân dị ứng. Việc tiêm các dị nguyên được thực hiện đều đặn với mỗi liều sau hơi cao hơn liều trước đó cho đến khi đạt được liều tối đa. Phương pháp này không phải luôn có hiệu quả ở tất cả mọi người và cần được bác sĩ theo dõi thường xuyên.
- Các trường hợp dị ứng nặng như sốc phản vệ có thể sử dụng epinephrine để giúp cứu sống bệnh nhân nếu được sử dụng ngay khi sốc phản vệ xãy ra.
-
Sởi
29/08/2024 11:12 GMT+7
-
Ung thư gan
28/12/2023 12:56 GMT+7
-
Ung thư
18/12/2023 10:51 GMT+7
-
Lymphoma
04/10/2023 14:45 GMT+7
-
Ung thư hạch
04/10/2023 14:10 GMT+7
-
Thiếu máu trên bệnh nhân u lympho
04/10/2023 13:50 GMT+7
-
Lõm xương ức
14/08/2023 16:23 GMT+7
-
Lõm ngực
14/08/2023 15:59 GMT+7
-
Tay Chân Miệng ở trẻ nhỏ
17/07/2023 15:42 GMT+7
-
Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh
06/07/2023 16:16 GMT+7
-
Viêm kết mạc có giả mạc
06/07/2023 16:00 GMT+7
-
Dị ứng thức ăn trẻ em
02/04/2023 08:36 GMT+7