Ban và vết chàm thường gặp ở trẻ sơ sinh

06/06/2020 23:18 GMT+7

Sau lần tắm đầu tiên, em bé của bạn sẽ có nước da hơi đỏ do một lượng hồng cầu khá cao trong máu. Em bé sẽ nhanh chóng chuyển sang nhợt nhạt hoặc da nổi vân xanh nếu bị lạnh, vì vậy hãy giữ ấm cho bé. Trong suốt tuần thứ 2, da của bé sẽ chuyển sang khô và bong da. Nhiều bé cũng có thể có ban đỏ hoặc vết chàm, thường gặp như:

Mụn sơ sinh Ban đỏ nhiễm độc

Mụn sơ sinh 

Ban do dịch chảy

Ban đỏ nhiễm độc

Mụn sơ sinh: Hơn 30 % trẻ sơ sinh có mụn trên mặt, chủ yếu là các nốt đỏ, nhỏ. Loại mụn này thường bắt đầu xuất hiện lúc 3-4 tuần tuổi và kéo dài cho đến 4-6 tháng. Nguyên nhân có thể do nội tiết của mẹ (androgens) còn tồn lại trong máu của bé. Mụn này chỉ xuất hiện tạm thời, không cần điều trị. Các loại dầu hoặc thuốc bôi da có dầu chỉ làm tình trạng xấu đi.        

Ban do dịch chảy xuống gây ra (drooling rash): Hầu hết các bé sơ sinh có ban đỏ ở cằm hoặc má, xuất hiện rồi  lặn. Thông thường, ban này do tiếp xúc với thức ăn hoặc acid trào ngược từ dạ dày. Rửa mặt cho bé bằng nước sạch sau khi ăn hoặc khi bị trào ngược.

Ban nhiệt: Một loại ban đỏ khác xuất hiện tạm thời trên mặt do tiếp xúc tì đè với da của mẹ trong khi chăm sóc (đặc biệt trong mùa hè). Thay đổi vị trí của bé thường xuyên và mặc áo quần thoáng mát vùng có ban.

Ban đỏ nhiễm độc (Erythema toxicum): Hơn 50% trẻ sơ sinh có nổi ban được gọi là ban đỏ nhiễm độc lúc 2-3 ngày tuổi. Ban đỏ là những vết đỏ 1-3 cm, với nốt mủ nhỏ ở trung tâm, nhìn giống côn trùng cắn. Ban nổi dày đặc, có thể nổi khắp nơi trên cơ thể (trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân). Nguyên nhân của ban này chưa rõ, nhưng không phải do nhiễm trùng và không gây hại. Ban thường biến mất theo thời gian khi trẻ được 2-4 tuần tuổi. Không cần điều trị.                       

Nhiễm Herpes Simplex: 

Herpes simplex

Herpes simplex   

Là một loại ban sơ sinh nặng không được nhầm lẫn với ban đỏ nhiễm độc. Nó gồm vài nốt bóng nước chợt hoặc nốt mủ tập trung thành từng đám. Nhìn ban này giống như vết bỏng rộp mà người lớn hay bị nổi trên môi. Nếu bố mẹ nhìn thấy con mình giống herpes, hãy đưa bé đi khám ngay.

 Sang chấn do forcep:

Trong trường hợp sinh khó, bác sĩ có thể dùng forcep để giúp em bé ra khỏi ống sinh dục của mẹ. Áp lực của forcep lên da em bé có thể gây ra vết bầm tím hoặc sứt da, hoặc thậm chí là tổn thương mô mỡ bên dưới ở bất cứ đâu trên đầu hoặc mặt. 

Ngoài ra, áp lực khi em bé lọt qua đường sinh dục mẹ có thể gây tổn thương da quá mức, trội ở vùng có xương (ví dụ như một bên của xương sọ) ngay cả khi không dùng forcep. Theo dõi thai nhi bằng mornitor cũng có thể gây ra tổn thương sứt da hoặc vảy bong da trên vùng da đầu. Vì vậy, bố mẹ hãy chú ý các vết bầm tím hoặc bong chợt da trong 1-2 ngày sau sinh, chúng sẽ biến mất sau 1-2 tuần. Nếu có tổn thương mô mỡ dưới da sẽ không nhìn rõ cho đến lúc trẻ 5-6 ngày tuổi, biểu hiện là dày một mảng da với vảy do vết thương kèm theo. Tổn thương này phải mất 3-4 tuần để lành. 

Sang chấn do forcep

Sang chấn do Forcep

Đối với các tổn thương ở da, sử dụng kháng sinh dạng mỡ bôi da 3 lần/ngày cho đến khi lành. Nếu tổn thương sờ thấy mềm ở vùng trung tâm hoặc có dấu hiệu của nhiễm trùng, hãy đi khám ngay.

Milia: Milia là những nốt trắng nhỏ trên mặt ở 40% trẻ sơ sinh, thường gặp ở mũi và má, cũng có thể thấy ở trán và cằm. Mặc dù nó trông giống như nốt mủ trắng, nhưng nhỏ hơn và không phải nhiễm trùng. Đó là những nốt do tắt nghẽn nang lông dưới da, sẽ tự cải thiện và biến mất sau 1-2 tháng. Không được thoa dầu hoặc kem lên đó.                 

Bất kỳ nốt phỏng rộp da hay nốt mủ xảy ra trong vòng 1 tháng tuổi (đặc biệt là trên da đầu) phải được khám và chẩn đoán càng sớm càng tốt. Nếu tổn thương do herpes, phải được điều trị đúng cách.

Vết xanh mông lưng: mảng màu xanh xám, phẳng, hiện diện ở hơn 90% trẻ ở Mỹ, Ấn Độ, châu Á, và trẻ da đen. Thường nhìn thấy ở lưng, mông, nhưng cũng có thể thấy ở bất kỳ đâu trên cơ thể. Kích thước và hình dạng của chúng cũng rất khác nhau. Những vết này sẽ nhạt dần sau 2-3 tuổi, mặt dù đôi khi dấu vết của nó có thể tồn tại cho đến lớn.

Milia Vết xanh mông lưng U máu mao mạch

Milia

Vết xanh mông lưng

U máu mao mạch

U máu mao mạch: Là những đốm phẳng màu hồng, thường gặp ở mũi, mi mắt, hoặc phía sau cổ của hơn 50% trẻ sơ sinh. Đa số những đốm này nhạt dần và biến mất, nhưng một số ít có thể tồn tại cho đến lớn, nhất là những đốm màu hồng ở trán kéo dài từ cầu mũi đến chân tóc. Nên xem xét điều trị bằng laser.

 

ThS. BS. Nguyễn Thị Anh Tiên, Khoa Sơ sinh, BV. Nhi Đồng 1, TP. HCM

--------------------------------------

Nguồn

http://nhidong.org.vn/chuyen-muc/cac-loai-ban-va-vet-cham-thuong-gap-o-tre-so-sinh-c57-481.aspx