Alzheimer
TỔNG QUAN VỀ BỆNH ALZHEIMER
Bệnh Alzheimer là một trong những căn nguyên phổ biến nhất gây chứng giảm trí nhớ ở người già bệnh đặc trưng bởi sự mất dần các nơron thần kinh và synap trong vỏ não và một số vùng dưới vỏ. Bệnh có xu hướng nặng dần gây ảnh hưởng xấu tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, tới trí nhớ, hoạt động ngôn ngữ và tư duy của người bệnh.
Bệnh thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi. Tuy nhiên dạng Alzheimer, sớm dù không phổ biến (chỉ chiếm khoảng 4-5% các ca bệnh Alzheimer) vẫn có thể đến ở độ tuổi từ 50 đến 65 tuổi.
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH ALZHEIMER
Bệnh Alzheimer là một bệnh tiến triển theo từng giai đoạn nên triệu chứng mỗi giai đoạn là khác nhau
Giai đoạn trước khi mất trí nhớ:
Thường xuyên cảm thấy khó khăn trong việc nhớ các sự kiện gần đây và gần như không có khả năng tiếp thu thêm thông tin mới
Giảm sự tập chung, chú ý, thờ ơ với mọi việc.
Giảm các khả năng lập kế hoạch và tư duy trừu tượng.
Suy giảm nhận thức nhẹ.
Giai đoạn nhẹ:
Sự suy giảm ngày càng tăng về trí nhớ và khả năng học hỏi.
Ở một số bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng suy giảm chức năng ngôn ngữ bao gồm các biểu hiện như giảm vốn từ, giảm sự lưu loát dẫn đến giảm khả năng nói và viết.
Quên một số việc đã xảy ra trong quá khứ, quên cách sử dụng một vật dụng nào đó
Bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khó phối hợp vận động nhưng thường nhẹ và dễ bị bỏ qua
Nhận diện bệnh Alzheimer qua biểu hiện cơ thể
Bệnh Alzheimer là căn nguyên gây chứng giảm trí nhớ ở người già
Giai đoạn trung bình:
Khó khăn về mặt ngôn ngữ rõ hơn biểu hiện: người bệnh không nhớ được từ vựng, dùng sai từ để diễn tả, luôn phải cố tìm từ ngữ để diễn tả những điều muốn nói, khả năng đọc viết dần mất đi.
Giảm khả năng phối hợp vận động có thể nhận thấy rõ, nhất là những động tác phức tạp, vì vậy người bệnh dễ bị ngã.
Giảm trí nhớ trở nên nghiêm trọng hơn, ở giai đoạn này người bệnh có thể không nhận ra được người thân.
Thay đổi hành vi: Thường xuyên đi lang thang, khó chịu, tính khí trở nên hung hăng, phản kháng lại sự chăm sóc của người thân.
Hội chứng thay đổi tính khí lúc hoàng hôn có thể xuất hiện.
Một số người bệnh bị ảo giác.
Giai đoạn nặng:
Mất khả năng sinh hoạt hàng ngày phải phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc.
Khả năng ngôn ngữ giảm chỉ còn nói được những cụm từ đơn giản, thậm chí là những từ đơn, cuối cùng dẫn đến mất hoàn toàn ngôn ngữ.
Thờ ơ và cảm thấy kiệt sức.
Thoái hóa các khối cơ khiến người bệnh phải nằm liệt giường và mất khả năng tự ăn uống.
Cuối cùng bệnh nhân Alzheimer thường tử vong do các nguyên nhân như: nhiễm trùng vết loét do tì đè, viêm phổi....
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ALZHEIMER
Nguyên nhân gây bệnh hiện nay chưa được xác định một cách rõ ràng, tuy nhiên các nhà khoa học có đưa ra một số giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh Alzheimer:
Do sự tích tụ của một loại protein ở trong não dẫn đến chết dần các tế bào não..Quan sát vi thể não của bệnh nhân thì thấy các dấu hiệu cổ điển và khá đặc trưng là sự xuất hiện các mảng amyloid (được tạo ra bởi một loại protein dạng amyloid và bao quanh bởi xác các tế bào thần kinh chết, khi nghiên cứu não của các bệnh nhân Alzheimer đã chết người ta thấy số lượng và mật độ của các mảng này càng cao thì bệnh càng nặng), các đám rối sợi thần kinh (thường thấy ở vỏ não, hồi hải mả, chất đen …), sự mất tế bào thần kinh (đặc biệt ở vùng vỏ não và hồi hải mả), sự mất các khớp nối thần kinh (khoảng 50% ở vùng vỏ nảo). (Xem hình)
Quá trình lão hóa gây ra sự phá hủy các myelin làm giảm quá trình dẫn truyền thần kinh, kết quả làm chết các tế bào thần kinh.
Do rối loạn quá trình sản xuất và hoạt động của các chất oxy hóa trong cơ thể.
Ngoài ra một số chất dẫn truyền thần kinh như acetylcholine và norepinephrine cũng được nghĩ là bị thiếu hụt trong bệnh lý Alzheimer.
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY BỆNH ALZHEIMER
Các yếu tố nguy cơ của bệnh Alzheimer bao gồm:
- Tuổi cao
- Yếu tố gia đình: tiền sử có người trong gia đình mắc bệnh
- Mắc hội chứng Down
- Giới: Nữ giới mắc nhiều hơn nam
- Tiền sử chấn thương sọ não đặc biệt ở những giai đoạn cuối đời
- Mắc bệnh trầm cảm muộn sau 65 tuổi.
- Ít vận động và chế độ ăn uống ít rau xanh, trái cây.
- Ít thực hiện các hoạt động trí tuệ như: đọc sách, chơi trò chơi liên quan tới trí tuệ
- Mắc các bệnh tim mạch, tăng cholesterol, đái tháo đường và hút thuốc lá.
CHẨN ĐOÁN BỆNH ALZHEIMER
Hiện không có xét nghiệm máu hay chẩn đoán hình ảnh chuyên biệt nào để chẩn đoán bệnh Alzheimer. Bệnh Alzheimer được chẩn đoán khi:
- Một người bị suy giảm nhận thức đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán sa sút trí tuệ (dementia)
- Diễn tiến lâm sàng phù hợp với bệnh cảnh của bệnh Alzheimer
- Không tìm thấy bệnh lý nào khác ở não gây sa sút trí tuệ
ĐIỀU TRỊ BỆNH ALZHEIMER
Nguyên tắc điều trị bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là bệnh tiến triển nặng dần và không có thuốc điều trị khỏi bệnh, mục tiêu điều trị là làm chậm quá trình tiến triển bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống, hạn chế các tác động tiêu cực của bệnh với cuộc sống.
Kết hợp với các chế độ chăm sóc và chế độ ăn uống, sinh hoạt
Điều trị dùng thuốc
Sử dụng các thuốc làm chậm tiến triển của bệnh và kết hợp các thuốc điều trị triệu chứng kèm theo
Thuốc làm chậm tiến triển của bệnh bao gồm: thuốc kháng cholinesterase (ví dụ: Galantamine, Rivastigmine...), memantine - là chất kháng thụ thể N-methyl-D-aspartate có tác dụng tăng dẫn truyền synap (thuốc này có ít tác dụng phụ hơn thuốc kháng cholinesterase).
Các thuốc điều trị triệu chứng: điều trị mất ngủ, rối loạn hành vi, các thuốc chống loạn thần....
Điều trị các bệnh kèm theo nếu có: Các bệnh tim mạch, tăng cholesterol, đái tháo đường...., trường hợp bệnh nhân phải nằm lâu điều trị viêm phổi, chăm sóc hạn chế các vết loét do tì đè...
Chế độ chăm sóc người bệnh
Người bệnh thường xuyên không thể kiểm soát được hành vi của mình, có khi ở giai đoạn muộn người bệnh không thể tự chăm sóc bản thân người chăm sóc nên:
Luôn theo sát và tạo môi trường sống an toàn tránh các vật có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
Trò chuyện với người bệnh thường xuyên để tạo cảm giác vui vẻ và an toàn, hỗ trợ người bệnh về trí nhớ các việc cần phải làm trong ngày như: đánh răng, rửa mặt, thay quần áo...
Hỗ trợ vận động cho người bệnh: do người bệnh có thể mất phối hợp vận động nên có thể dễ bị ngã.
Đối với người bệnh không thể di chuyển được cần giúp người bệnh thay đổi tư thế thường xuyên, tránh các bệnh do nằm lâu gây ra.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt
Nhận diện bệnh Alzheimer qua biểu hiện cơ thể
Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả, hạn chế đồ ăn nhiều mỡ, các đồ uống có chứa cồn, không hút thuốc lá
Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả, hạn chế đồ ăn nhiều mỡ, các đồ uống có chứa cồn, không hút thuốc lá.
Bổ sung các thực phẩm có nhiều vitamin E (chống oxy hóa, chống gốc tự do), vitamin C, axit folic( vitamin B9)...
Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao.
Tích cực tham gia các hoạt động trí tuệ như: đọc sách, trò chơi các câu đố hoặc tích cực tham gia hoạt động xã hội cũng giảm nguy cơ mắc bệnh.
Ban Biên tập Y Khoa Oline
----------------------------------------------------
Nguồn:
https://www.medicinenet.com/alzheimers_disease_causes_stages_and_symptoms/article.htm. Truy cập ngày 2/5/2020
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/alzheimers-disease/symptoms-causes/syc-20350447. Truy cập ngày 2/5/2020
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhan-dien-benh-alzheimer-qua-bieu-hien-co/. Truy cập ngày 2/5/2020
https://www.healthline.com/health/alzheimers-disease. Truy cập ngày 2/5/2020
-
Ung thư vú
05/10/2024 13:56 GMT+7
-
Bướu sợi tuyến vú
24/09/2024 21:25 GMT+7
-
Sởi
29/08/2024 11:12 GMT+7
-
Ung thư gan
28/12/2023 12:56 GMT+7
-
Ung thư
18/12/2023 10:51 GMT+7
-
Lymphoma
04/10/2023 14:45 GMT+7
-
Ung thư hạch
04/10/2023 14:10 GMT+7
-
Thiếu máu trên bệnh nhân u lympho
04/10/2023 13:50 GMT+7
-
Lõm xương ức
14/08/2023 16:23 GMT+7
-
Lõm ngực
14/08/2023 15:59 GMT+7
-
Tay Chân Miệng ở trẻ nhỏ
17/07/2023 15:42 GMT+7
-
Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh
06/07/2023 16:16 GMT+7