Tăng cân trong thai kỳ
Mang thai là lần duy nhất trong đời bạn có thể tăng bao nhiêu cân tùy thích mà không phải lo lắng về điều đó. Đúng vậy không? Không hẳn. Hầu hết phụ nữ nên tăng cân khi mang thai, nhưng bạn nên nhắm mục tiêu trong phạm vi khỏe mạnh. Tăng cân lành mạnh, không quá nhiều cũng không quá ít, tốt cho cả bạn và em bé. Tăng cân trong phạm vi phù hợp với cơ thể của bạn cũng giúp bạn dễ dàng giảm cân sau khi sinh.
Tăng cân như thế nào là tốt?
Không có một lời khuyên mà phù hợp cho tất cả mọi người về việc tăng bao nhiêu cân khi mang thai. Tăng cân lành mạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cân nặng trước khi mang thai và chỉ số khối cơ thể (BMI) của bạn. Sức khỏe của bạn và sức khỏe của con bạn cũng góp phần.
Bạn cần thảo luận với bác sĩ của mình để xác định như thế nào là phù hợp với bạn, nhưng đây là một số nguyên tắc chung. Hãy nhớ rằng nếu bạn đang mang song thai hoặc đa thai, bạn sẽ cần tăng cân nhiều hơn.
Mục tiêu tăng cân
Cân nặng trước khi mang thai |
Mức tăng cân khuyến nghị |
Nhẹ cân (BMI dưới 18,5) |
Từ 13 đến 18kg |
Cân nặng khỏe mạnh (BMI 18,5 đến 24,9) |
Từ 11 đến 16kg |
Thừa cân (BMI 25 đến 29,9) |
Từ 7 đến 11kg |
Béo phì (BMI 30 trở lên) |
Từ 5 đến 9kg |
Nếu bạn thừa cân
Mặc dù thừa cân mang đến những rủi ro, chẳng hạn như bệnh tiểu đường thai kỳ và tăng huyết áp, nhưng mang thai không phải là lúc để cố gắng giảm cân. Nói chuyện với bác sĩ của bạn để tìm hiểu mức tăng cân phù hợp với bạn.
Nếu bạn nhẹ cân
Đối với những phụ nữ nhẹ cân, điều quan trọng là họ phải tăng cân ở mức hợp lý trong thời gian mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
Nếu không tăng cân, con của bạn có thể chào đời sớm hơn hoặc nhỏ hơn dự kiến. Điều này làm tăng nguy cơ biến chứng.
Nếu bạn bị rối loạn ăn uống
Nhiều phụ nữ mang thai gặp vấn đề về hình ảnh cơ thể khi cơ thể họ thay đổi hình dạng. Đối với một số người, các triệu chứng rối loạn ăn uống mới có hoặc đã có trước đây có thể xuất hiện trong thai kỳ. Rối loạn ăn uống như chán ăn tâm thần hoặc chứng cuồng ăn có thể làm bạn và con bạn mất đi các chất dinh dưỡng quan trọng.
Nếu trước đây bạn đã được điều trị chứng rối loạn ăn uống hoặc nếu bạn đang vật lộn với hình ảnh cơ thể của mình khi mang thai, hãy cho bác sĩ của bạn biết. Họ có thể giúp bạn xác định mục tiêu tăng cân phù hợp và thảo luận về thói quen lối sống lành mạnh và dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ. Cũng có gặp chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ tâm thần để được hỗ trợ thêm.
Chậm mà chắc
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, bạn đừng quá lo lắng về việc tăng cân. Nếu bắt đầu với cân nặng khỏe mạnh, bạn chỉ cần tăng vài cân trong vài tháng đầu.
Tăng cân ổn định là quan trọng hơn trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, thường là tăng từ 1,4 đến 1,8kg mỗi tháng cho đến khi sinh. Bổ sung thêm 300 calo mỗi ngày, ví dụ như nửa chiếc bánh mì kẹp bơ đậu phộng cùng một ly sữa tách béo, thường là đủ để duy trì mức tăng cân khỏe mạnh. Nếu bạn nhẹ cân khi bắt đầu mang thai thì bác sĩ có thể đề nghị bạn bổ sung thêm lượng calo.
Tăng cân do đâu?
Giả sử em bé của bạn nặng 3 – 3,5kg khi mới sinh thì đây là nguyên nhân đầu tiên giải thích việc tăng cân khi bạn mang thai. Nhưng số tăng cân còn đi đâu? Đây là bảng tăng cân chi tiết:
- Em bé: 3 – 3,5kg
- Dự trữ chất béo: 2,7 – 3,6kg
- Thể tích máu tăng lên: 1,4 – 1,8kg
- Ngực lớn hơn: 0,5 – 1,4kg
- Thể tích dịch tăng lên: 0,9 – 1,4kg
- Tử cung lớn hơn: 0.9kg
- Nhau thai: 0,7kg
- Nước ối: 0,9kg
Ban Biên tập Y Khoa Việt Nam
---------------------------------
Nguồn:
Mayo Clinic Guide to a Healthy Pregnancy, 2nd Edition.
-
Điều chỉnh thói quen khi mang thai
24/02/2023 16:30 GMT+7
-
Lối sống năng động lúc mang thai
24/02/2023 15:27 GMT+7
-
Chế độ ăn uống khi mang thai
23/02/2023 16:50 GMT+7
-
Chậm có thai
23/02/2023 11:15 GMT+7
-
Bạn đã có thai?
22/02/2023 18:16 GMT+7
-
Làm sao để thụ thai?
22/02/2023 16:04 GMT+7
-
Làm cách nào để tăng cơ hội thụ thai?
21/02/2023 18:50 GMT+7
-
Cơ thể bạn đã sẵn sàng để mang thai chưa?
21/02/2023 17:46 GMT+7
-
Đã đến lúc có thai chưa?
21/02/2023 15:37 GMT+7
-
Nỗi lo nào sẽ đến với tuổi mãn kinh
08/07/2021 07:59 GMT+7
-
Sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai và cho con bú
24/05/2020 15:52 GMT+7
-
Người có thai cần tránh những kháng sinh nào?
01/08/2019 23:07 GMT+7