Chậm có thai
Chỉ vì bạn nhiều tuổi hơn một chút không có nghĩa là bạn đã bỏ lỡ cơ hội. Ngày nay, nhiều phụ nữ trì hoãn việc mang thai để đi học, bắt đầu sự nghiệp, đi du lịch hoặc đơn giản là tận hưởng thời gian cho bản thân trong những năm còn trẻ. Nếu bạn ở độ tuổi 30 hoặc thậm chí 40, bạn vẫn có thể mang thai khỏe mạnh và sinh con khỏe mạnh.
Trong vài thập kỷ qua, độ tuổi trung bình của những người lần đầu làm mẹ ở Hoa Kỳ đã tăng lên. Vào năm 1970, độ tuổi trung bình của người lần đầu làm mẹ là 21,4 tuổi. Ngày nay, tuổi trung bình của người làm mẹ lần đầu là 26 tuổi. Mặc dù các con số khác nhau khá nhiều giữa các bang và các nhóm dân tộc khác nhau, nhưng xu hướng tăng này là phổ biến, xảy ra ở tất cả các nhóm dân tộc và tất cả 50 bang. Ở các quốc gia như Thụy Sĩ, Ireland, Ý, Nhật Bản và Hàn Quốc, độ tuổi trung bình thậm chí còn cao hơn, khoảng 30.
Trong cùng khoảng thời gian này, tỷ lệ những người lần đầu làm mẹ từ 35 tuổi trở lên đã tăng lên đáng kể, từ khoảng 1% phần trăm của tất cả các ca sinh lần đầu tăng lên đến khoảng 9%. Một số phụ nữ bắt đầu làm mẹ thậm chí ở độ tuổi cuối 40 hoặc 50 với sự trợ giúp của các công nghệ hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm bằng trứng của người hiến tặng, trứng được bảo quản hoặc phôi đông lạnh. Năm 2015, hơn 2.600 phụ nữ Mỹ sinh con đầu lòng ở độ tuổi từ 45 đến 54. Hầu hết phụ nữ ở độ tuổi này sẽ cần đến sự hỗ trợ của các công nghệ sinh sản để mang thai.
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là một phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến. Ảnh: allure.com
Những vấn đề cần lưu ý
Độ tuổi 35 thường được coi là độ tuổi quan trọng đối với sự mang thai. Đó chỉ đơn giản là độ tuổi có một số yếu tố cần được thảo luận. Ví dụ:
Có thể cần nhiều thời gian hơn để thụ thai
Bạn được sinh ra với một số lượng trứng hạn chế. Khi bạn ngoài 30 tuổi, trứng của bạn có thể suy giảm về số lượng và chất lượng, bạn có thể rụng trứng ít thường xuyên hơn, ngay cả khi bạn vẫn có kinh nguyệt đều đặn. Trứng của phụ nữ lớn tuổi cũng không được thụ tinh dễ dàng như trứng của phụ nữ trẻ hơn. Điều này có nghĩa là bạn không thể mang thai? Dĩ nhiên là không. Nhưng việc mang thai ít chắc chắn hơn và đơn giản là có thể mất nhiều thời gian hơn. Nếu bạn từ 35 đến 40 tuổi và không thể thụ thai trong sáu tháng hoặc bạn không có kinh nguyệt đều đặn, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn. Bác sĩ có thể đề nghị làm xét nghiệm kiểm tra khả năng sinh sản vào thời điểm đó. Khi trên 40 tuổi, cần thảo luận và làm xét nghiệm ngay mà không cần chờ đợi.
Đa thai dễ xảy ra
Cơ hội sinh đôi tăng theo độ tuổi. Việc sử dụng các công nghệ hỗ trợ sinh sản, chẳng hạn như thụ tinh trong ống nghiệm, cũng đóng một vai trò nhất định. Vì các quy trình này thường làm tăng khả năng rụng trứng, nên chúng có nhiều khả năng dẫn đến sinh đôi hoặc hoặc hơn.
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ tăng
Loại bệnh tiểu đường này chỉ xảy ra trong thời kỳ mang thai và nó phổ biến hơn khi phụ nữ lớn tuổi. Kiểm soát chặt chẽ đường huyết chế độ ăn uống, tập thể dục và các biện pháp thay đổi lối sống là điều cần thiết. Đôi khi, thuốc cũng cần thiết. Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể khiến em bé phát triển quá lớn, làm gia tăng nguy cơ khi sinh. Em bé cũng có thể gặp khó khăn trong việc duy trì lượng đường trong máu đủ cao sau khi sinh.
Cơ hội sinh mổ tăng
Các bà mẹ lớn tuổi có nguy cơ cao bị các biến chứng liên quan đến thai kỳ có thể dẫn đến sinh mổ.
Tăng nguy cơ bất thường về nhiễm sắc thể
Trẻ sinh ra từ những bà mẹ lớn tuổi có nguy cơ cao mắc một số tình trạng bất thường liên quan nhiễm sắc thể, chẳng hạn như hội chứng Down. Em bé của những người cha lớn tuổi cũng bị tăng nguy cơ mắc một số rối loạn bất thường.
Nguy cơ sảy thai cao hơn
Nguy cơ sảy thai tăng lên khi bạn lớn tuổi, một phần là do khả năng bất thường về nhiễm sắc thể cao hơn. Tỷ lệ sảy thai tiếp tục tăng theo độ tuổi, khoảng 20% ở tuổi 35, 40% ở tuổi 40 và 80% ở tuổi 45.
Những lựa chọn lành mạnh
Các bước để có một thai kỳ khỏe mạnh đối với phụ nữ từ 35 tuổi trở lên cũng giống như đối với phụ nữ trẻ hơn. Để giảm nguy cơ biến chứng và giúp đảm bảo mang thai khỏe mạnh ở độ tuổi lớn hơn:
Tìm kiếm sự chăm sóc thường xuyên. Gặp bác sĩ trước khi bạn thụ thai, cũng như trong khi mang thai.
Chọn một lối sống lành mạnh. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, duy trì hoạt động thể chất và cố gắng tăng cân đúng mức cho thai kỳ của bạn.
Tránh các chất gây hại. Các chất này bao gồm rượu, thuốc lá, ma túy và thậm chí một số loại thuốc kê đơn.
Các xét nghiệm trước khi sinh. Hỏi lời khuyên của bác sĩ về những lợi ích và nguy cơ của từng xét nghiệm. Mặc dù hầu hết các xét nghiệm trước khi sinh chỉ đơn giản xác nhận rằng em bé khỏe mạnh, nhưng kết quả của chúng có thể cảnh báo bạn về những khả năng khác.
Ban Biên tập Y Khoa Việt Nam
---------------------------------
Nguồn:
Mayo Clinic Guide to a Healthy Pregnancy, 2nd Edition.
-
Điều chỉnh thói quen khi mang thai
24/02/2023 16:30 GMT+7
-
Lối sống năng động lúc mang thai
24/02/2023 15:27 GMT+7
-
Tăng cân trong thai kỳ
24/02/2023 10:12 GMT+7
-
Chế độ ăn uống khi mang thai
23/02/2023 16:50 GMT+7
-
Bạn đã có thai?
22/02/2023 18:16 GMT+7
-
Làm sao để thụ thai?
22/02/2023 16:04 GMT+7
-
Làm cách nào để tăng cơ hội thụ thai?
21/02/2023 18:50 GMT+7
-
Cơ thể bạn đã sẵn sàng để mang thai chưa?
21/02/2023 17:46 GMT+7
-
Đã đến lúc có thai chưa?
21/02/2023 15:37 GMT+7
-
Nỗi lo nào sẽ đến với tuổi mãn kinh
08/07/2021 07:59 GMT+7
-
Sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai và cho con bú
24/05/2020 15:52 GMT+7
-
Người có thai cần tránh những kháng sinh nào?
01/08/2019 23:07 GMT+7