Thủy tinh thể
Thủy tinh thể (hay thể thủy tinh) là một dạng thấu kính trong suốt, hai mặt lồi, nằm sau mống mắt (hay còn gọi là tròng đen). Thủy tinh thể không chứa mạch máu và thần kinh nên dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu.
Thủy tinh thể có chức năng như một thấu kính giúp hội tụ ánh sáng trên võng mạc. Võng mạc là lớp nhận cảm ánh sáng và gởi tín hiệu thị giác lên não. Ở mắt bình thường, thủy tinh thể điều tiết và cho ánh sáng đi xuyên qua để hội tụ trên võng mạc. Do đó thủy tinh thể bình thường phải trong suốt để tạo ảnh rõ nét.
Vị trí và chức năng thủy tinh thể trong mắt người bình thường. Ảnh: Mayo Clinic
Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu là nước và protein. Các protein được sắp xếp trật tự để cho ánh sáng xuyên qua và hội tụ trên võng mạc. Một số trường hợp bệnh lý, protein tập trung thành đám, làm ánh sáng đi qua bị tán xạ, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể cản ánh sáng đến võng mạc và giảm thị lực. Tình trạng này gọi là Đục thủy tinh thể.
-
Hạch bạch huyết
27/03/2025 11:54 GMT+7
-
"Hạnh phúc" từ góc nhìn của Khoa học thần kinh
20/03/2025 19:06 GMT+7
-
Niêm mạc
19/03/2025 10:09 GMT+7
-
Helicobacter pylori
18/03/2025 15:28 GMT+7
-
BIRADS
31/10/2024 09:51 GMT+7
-
IVF
16/07/2023 10:48 GMT+7
-
Tụy nhân tạo
14/02/2023 19:20 GMT+7
-
Tủy răng
25/09/2021 16:32 GMT+7
-
SARS-CoV-2
24/07/2021 18:49 GMT+7
-
Virus Zika
17/07/2021 13:30 GMT+7
-
ZNF9
17/07/2021 13:02 GMT+7
-
Xanh methylen
17/07/2021 11:44 GMT+7