Gram dương/Gram âm
Để biết được vi khuẩn gram dương hay gram âm là gì, chúng ta cần phải hiểu về phương pháp nhuộm gram. Gram là tên của nhà khoa học đã phát minh ra phương pháp này vào năm 1884 và đến nay vẫn còn được ứng dụng phổ biến trong chẩn đoán vi sinh học.
Nhuộm gram là phương pháp truyền thống được sử dụng để phân loại vi khuẩn một cách nhanh chóng dựa theo cấu trúc vách của tế bào vi khuẩn. Theo đó chia thành hai nhóm là khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm.
Phương pháp này sử dụng thuốc nhuộm màu tím tinh thể để nhuộm vi khuẩn, sau đó sử dụng dung dịch khử màu, nếu vi khuẩn giữ được màu của thuốc nhuộm là kết quả nhuộm gram dương tính, đó là vi khuẩn gram dương, còn nếu vi khuẩn không giữ được màu thuốc nhuộm thì sẽ là kết quả nhuộm gram âm tính, đó là vi khuẩn gram âm.
Trong vách tế bào của vi khuẩn gram dương có lớp peptidoglycan dày, lớp này sẽ giữ lại màu nhuộm sau khi màu ở phần còn lại của mẫu đã bị rửa sạch trong giai đoạn khử màu của phương pháp nhuộm gram. Chính vì vậy khi quan sát qua kính hiển vi, chúng ta sẽ thấy vi khuẩn gram dương có màu tím.
Sự khác biệt về cấu trúc vách của 2 loại vi khuẩn. Ảnh: kastatic.org
Ngược lại, vách của vi khuẩn gram âm có lớp peptidoglycan mỏng hơn và kẹp giữa màng tế bào bên trong và màng ngoài của vi khuẩn cho nên trong bước khử màu bằng cồn, lớp màng ngoài của tế bào vi khuẩn gram âm sẽ bị phân hủy, khiến cho vách tế bào xốp hơn do đó không có khả năng giữ được màu tím pha lê. Khi quan sát qua kính hiển vi, chúng ta sẽ thấy chúng có màu đỏ hoặc màu hồng (Xem hình).
Vi khuẩn gram dương bắt màu tím bên trái so với vi khuần gram âm bắt màu hồng bên phải. Ảnh: onlinebiologynotes.com
Ban Biên tập Y Khoa Online
------------------------------------------------------
-
IVF
16/07/2023 10:48 GMT+7
-
Tụy nhân tạo
14/02/2023 19:20 GMT+7
-
Tủy răng
25/09/2021 16:32 GMT+7
-
SARS-CoV-2
24/07/2021 18:49 GMT+7
-
Virus Zika
17/07/2021 13:30 GMT+7
-
ZNF9
17/07/2021 13:02 GMT+7
-
Xanh methylen
17/07/2021 11:44 GMT+7
-
Xanthine
17/07/2021 11:33 GMT+7
-
Wolframin
17/07/2021 11:05 GMT+7
-
Quai động mạch chủ
17/07/2021 10:29 GMT+7
-
Van tim
17/07/2021 08:14 GMT+7
-
Salmonella
16/07/2021 23:31 GMT+7