Chuyên gia Chống độc: Tự uống Chloroquine phòng COVID-19 có thể gây chết người
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai xác nhận trường hợp đầu tiên ngộ độc thuốc sốt rét do người dân tự uống với mục đích phòng COVID-19 theo tin đồn.
Mới đây, Trung tâm Chống độc đã điều trị cho một bệnh nhân bị ngộ độc sau khi uống 10 viên thuốc chloroquine để phòng bệnh COVID-19 theo lời đồn trên mạng internet.
Theo lời kể của người nhà, vào khoảng 12h ngày 7/3/2020, bệnh nhân V.V.T (nam 43 tuổi, quê ở Đan Phượng, Hà Nội) đã tự uống 10 viên thuốc chloroquine 250mg để phòng dịch COVID-19. Sau uống khoảng 30 phút, anh T. thấy da mặt đỏ, cảm giác nóng, kèm theo mệt mỏi tăng dần, run tay chân, nhìn mờ. Anh T. được người nhà đưa đến Bệnh viện huyện Đan Phượng rửa dạ dày, sử dụng than hoạt tính, sau đó được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên xác nhận đây là trường hợp đầu tiên được cơ quan y tế ghi nhận bị ngộ độc thuốc sốt rét do người dân tự uống với mục đích phòng COVID-19. Cũng may bệnh nhân được phát hiện sớm và điều trị kịp thời nên đã được xuất viện và không để lại hậu quả đáng tiếc.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên
Thuốc có độc tính cao, không tùy tiện sử dụng
Theo BS. Nguyên, chloroquine là thuốc kê đơn, được sử dụng cho các bệnh nhân sốt rét, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp… Đây là thuốc có độc tính cao, ranh giới giữa liều điều trị rất gần với liều ngộ độc. Nếu sử dụng không có kiểm soát, không có chuyên môn, kể cả bác sĩ không phải chuyên khoa cũng rất dễ dẫn tới ngộ độc.
"Ngộ độc chloroquine rất nguy hiểm, biểu hiện là mờ mắt, mù, ù tai, điếc, co giật, hôn mê, loạn nhịp tim, tụt huyết áp và dễ tử vong nhanh. Khi đã ngộ độc thực sự, một cơ sở y tế nếu không đảm bảo tốt về hồi sức cấp cứu cũng khó có thể cứu sống bệnh nhân" - Giám đốc Trung tâm Chống độc nói.
BS. Nguyên cũng cho biết thêm, theo quy định của Bộ Y tế, một thuốc kê theo đơn có nghĩa là chỉ khi bác sĩ khám bệnh, kê đơn thuốc đó thì bệnh nhân mới được tới hiệu thuốc trình đơn thuốc để mua, đồng thời phải có đơn của bác sĩ thì hiệu thuốc mới được phép bán theo đơn đó. Với thuốc kê theo đơn thì người dân không thể tự mua hoặc hiệu thuốc không thể tự bán nếu không có đơn.
Hiệu thuốc theo quy định với năng lực tối đa cũng chỉ là các dược sĩ chỉ được phép bán thuốc theo đơn của bác sĩ và có thể tự bán một số thuốc theo quy định không phải kê đơn. Thực ra đã từ lâu đây là vấn đề rất lớn và gây ra nhiều hậu quả mà chúng ta chưa giải quyết được. Ở các nước phát triển việc này được thực hiện rất nghiêm.
Các bác sĩ cảnh báo, việc người dân tùy tiện dùng các loại thuốc diện phải kê theo đơn đã dẫn tới không đúng bệnh, không đúng thuốc, không đúng tình trạng cụ thể của mỗi người bệnh. Một hậu quả rõ nhất với việc tự ý dùng thuốc kháng sinh là vi khuẩn, virus, ký sinh trùng không bị tiêu diệt mà còn nhận diện ra thuốc dẫn tới kháng lại thuốc đó, bệnh thì không khỏi, ai cũng thế thì các vi trùng này kháng hết với thuốc kháng sinh và khi đến viện thì bác sĩ hết thuốc để chữa. Các thuốc kháng sinh mới được phát minh ra hiện nay rất ít và chậm, trong khi vi trùng thì ngày càng nhiều, nhanh và phức tạp, kháng lại kháng sinh. Nhân loại đang sắp hết kháng sinh để chữa bệnh cứu mình.
BS. Nguyên khuyến cáo người dân không được tự mua, không tự dùng loại thuốc này và không uống dự phòng để ngừa COVID-19. Các cơ quan quản lý cũng nên tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các hiệu thuốc bán các thuốc thuộc diện kê theo đơn mà không có đơn của bác sĩ. Trong tình hình hiện nay, điều đúng đắn là người dân cần bám sát các hướng dẫn của cơ quan y tế và cũng như hệ thống quản lý của đất nước để có các hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời, đúng đắn.
Việc bất kỳ biện pháp nào có tác dụng cụ thể đến đâu và áp dụng như thế nào là trách nhiệm và chuyên môn của ngành y. Các chuyên gia y tế trong nước đang luôn theo dõi và biết những phác đồ và kết quả nghiên cứu mới nhất trên thế giới về vấn đề này. Người dân yên tâm là Bộ Y tế cùng cả ngành y luôn cập nhật tình hình và đảm bảo phác đồ chẩn đoán và điều trị COVID-19 được tốt nhất.
----------------------------------------------
Nguồn: Bộ Y tế Việt Nam
-
Ung thư vú
05/10/2024 13:56 GMT+7
-
Sởi
29/08/2024 11:12 GMT+7
-
Tay Chân Miệng ở trẻ nhỏ
17/07/2023 15:42 GMT+7
-
IVF (Thụ tinh trong ống nghiệm)
14/07/2023 18:11 GMT+7
-
Đái tháo đường
05/02/2023 13:22 GMT+7
-
Vai trò của chất dinh dưỡng
01/02/2023 13:16 GMT+7
-
Cúm B ở trẻ em
29/01/2023 13:18 GMT+7
-
Dinh dưỡng điều trị chậm tăng trưởng ở trẻ em
29/01/2023 10:07 GMT+7
-
Hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0 (phiên bản 1.5)
01/09/2021 20:05 GMT+7
-
Hướng dẫn sử dụng bình ô-xy y tế tại nhà
01/09/2021 19:41 GMT+7
-
7 bước tự thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại nhà
01/09/2021 18:06 GMT+7
-
Hỗ trợ bệnh nhân F0 tại nhà: Danh sách Tổ phản ứng nhanh của toàn TP. HCM
16/08/2021 20:12 GMT+7
- Tổ chức Y tế thế giới giải đáp thắc mắc về các loại xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2
- Lưu ý cần biết để phòng dịch COVID-19 khi học sinh đi học trở lại
- Khói thuốc chứa 7000 hóa chất, trong đó ít nhất 250 chất gây hại và 70 chất gây ung thư
- Bộ Y tế cập nhật phân loại nhóm đối tượng trong khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19
- Cảnh giác với nhiễm COVID-19 không triệu chứng
- Hỗ trợ bệnh nhân F0 tại nhà: Danh sách Tổ phản ứng nhanh của toàn TP. HCM
- 7 bước tự thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại nhà
- Hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0 (phiên bản 1.5)
- Sổ tay sức khỏe COVID-19