Cảnh giác với nhiễm COVID-19 không triệu chứng
Biểu hiện các triệu chứng lâm sàng chính của COVID-19 ngay từ đầu đã được xác định như sốt, ho, tức ngực, khó thở... nhưng đến nay Trung Quốc, nơi khởi nguồn của đại dịch đã có công bố về người nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng không có triệu chứng.
Người mang mầm bệnh không triệu chứng là gì?
Nói đến mang mầm bệnh không triệu chứng, người ta muốn ám chỉ mầm bệnh ở đây là vi sinh vật (virrus, vi khuẩn) gây bệnh. Người mang mầm bệnh không có triệu chứng, có nghĩa là người đang mang mầm bệnh trong cơ thể nhưng vẫn khỏe mạnh hoặc đã bị nhiễm mầm bệnh, nhưng không có dấu hiệu cũng như triệu chứng nào. Mặc dù không bị ảnh hưởng bởi chính mầm bệnh nhưng người mang mầm bệnh vẫn có thể truyền bệnh cho người khác hoặc phát triển các triệu chứng ở giai đoạn sau của bệnh. Vì vậy, đã từ lâu “người mang mầm bệnh không triệu chứng” đã được các nhà dịch tễ học bệnh truyền nhiễm rất quan tâm, bởi vì, trong cộng đồng dân cư hay gặp nhất người lành mang mầm bệnh không triệu chứng như vi khuẩn (thương hàn, tả, lỵ, bạch hầu...), virus (cúm, HIV, SARS...). Những người mang mầm bệnh không triệu chứng này sẽ gieo rắc mầm bệnh ra môi trường, làm cho nhiều người bị lây nhiễm và lâm bệnh, thậm chí bùng phát thành dịch, thậm chí đại dịch (dịch tả, dịch lỵ, dịch bạch hầu, dịch cúm...). Đây là những người mang mầm bệnh không có triệu chứng lâm sàng, nên bản thân người mang mầm bệnh cũng như những người xung quanh (gia đình, bạn bè, hàng xóm, trường học, công sở...) không thể biết được và cán bộ y tế cũng không thể nào nắm bắt được, chỉ trong trường hợp nghi ngờ mới tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết mới hy vọng phát hiện được.
Cảnh giác với nhiễm COVID-19 không triệu chứng
Một số loại người mang mầm bệnh không triệu chứng
Người mang mầm bệnh không triệu chứng là người đã bị vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể nhưng do cơ thể có sức đề kháng mạnh sẽ ức chế được sự phát triển của vi sinh vật (không cho chúng nhân lên) cho nên không thể gây bệnh nên không có triệu chứng lâm sàng hoặc do số lượng vi sinh vật xâm nhập cơ thể với số lượng ít chưa thể gây bệnh được cho nên không có triệu chứng nào xuất hiện. Với dạng này, mầm bệnh vẫn tồn tại trong cơ thể chưa thể gây bệnh nhưng khi sức đề kháng của thể vì một lý do nào đó suy giảm, chúng sẽ phát triển nhanh chóng và gây bệnh. Dạng người lành mang mầm bệnh không triệu chứng này hết sức nguy hiểm mặc dù chúng chưa gây bệnh cho người đó nhưng chúng luôn đào thải ra môi trường bên ngoài làm cho nhiều người có thể gặp phải, mắc bệnh và nguy cơ thành dịch, thậm chí đại dịch.
Đồng thời có một loại khác người mang mầm bệnh không triệu chứng, đó là loại bệnh nhân mầm bệnh đã xâm nhập cơ thể, chúng đang ở giai đoạn thích nghi với điều kiện mới để nhân lên và gây bệnh, gọi là thời kỳ ủ bệnh (nung bệnh). Ở giai đoạn này hầu hết các bệnh nhiễm trùng đều chưa có triệu chứng lâm sàng nào. Giai đoạn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độc lực của vi sinh vật gây bệnh, số lượng vi sinh vật xâm nhập, sức đề kháng của cơ thể... Ở giai đoạn này người bệnh cũng không thể biết, những người xung quanh, người tiếp xúc trực tiếp cũng không thể biết và ngay cả cán bộ y tế cũng không thể biết được người này có mang mầm bệnh. Và điều nguy hiểm nhất là mầm bệnh rất dễ lây lan ra xung quanh, lây cho những người giao tiếp, đặc biệt là những người tiếp xúc gần.
Bên cạnh đó còn có một loại người mang mầm bệnh không triệu chứng là vi sinh vật chưa xâm nhập vào trong cơ thể cho nên không làm tổn thương cơ thể, vì vậy, không có triệu chứng là điều tất nhiên. Bởi vì, chúng đang ở ngoài cơ thể (da, niêm mạc lòng bàn tay, bàn chân...), lông, tóc, quần áo... Tuy vậy, loai này, vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập cơ thể bất cứ lúc nào và có khả năng làm lây lan ra môi trường xung quanh rất lớn.
Ðối với COVID-19 cũng không nằm ngoài quy luật “người mang mầm bệnh không triệu chứng”. Nhưng mức độ của người mang SARS-CoV-2 không triệu chứng này nguy hiểm hơn rất nhiều, bởi vì, dịch bệnh đã diễn ra khắp toàn cầu, đã có hàng chục ngàn người tử vong và nguy cơ hàng triệu người nhiễm SARS-CoV-2 là rất lớn, trong khi đó sự giao lưu, đi lại giữa các châu lục bằng nhiều phương tiện khác nhau lại rất dễ dàng, thuận tiện, vì vậy, mức độ tiếp xúc là cực kỳ lớn và mức độ lây lan mầm bệnh là khó tiên đoán cụ thể được. Thêm vào đó phương pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là dùng vắc-xin để phòng SARS-CoV-2 chưa có và thuốc điều trị hữu hiệu cũng đang trong giai đoạn nghiên cứu.
PGS.TS. Bùi Khắc Hậu
----------------------------------------------------------
Nguồn: Bộ Y tế Việt Nam
Link: https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/-/canh-giac-voi-nhiem-covid-19-khong-trieu-chung
-
Ung thư vú
05/10/2024 13:56 GMT+7
-
Sởi
29/08/2024 11:12 GMT+7
-
Tay Chân Miệng ở trẻ nhỏ
17/07/2023 15:42 GMT+7
-
IVF (Thụ tinh trong ống nghiệm)
14/07/2023 18:11 GMT+7
-
Đái tháo đường
05/02/2023 13:22 GMT+7
-
Vai trò của chất dinh dưỡng
01/02/2023 13:16 GMT+7
-
Cúm B ở trẻ em
29/01/2023 13:18 GMT+7
-
Dinh dưỡng điều trị chậm tăng trưởng ở trẻ em
29/01/2023 10:07 GMT+7
-
Hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0 (phiên bản 1.5)
01/09/2021 20:05 GMT+7
-
Hướng dẫn sử dụng bình ô-xy y tế tại nhà
01/09/2021 19:41 GMT+7
-
7 bước tự thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại nhà
01/09/2021 18:06 GMT+7
-
Hỗ trợ bệnh nhân F0 tại nhà: Danh sách Tổ phản ứng nhanh của toàn TP. HCM
16/08/2021 20:12 GMT+7
- Tổ chức Y tế thế giới giải đáp thắc mắc về các loại xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2
- Lưu ý cần biết để phòng dịch COVID-19 khi học sinh đi học trở lại
- Khói thuốc chứa 7000 hóa chất, trong đó ít nhất 250 chất gây hại và 70 chất gây ung thư
- Bộ Y tế cập nhật phân loại nhóm đối tượng trong khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19
- Cảnh giác với nhiễm COVID-19 không triệu chứng
- Hỗ trợ bệnh nhân F0 tại nhà: Danh sách Tổ phản ứng nhanh của toàn TP. HCM
- 7 bước tự thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại nhà
- Hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0 (phiên bản 1.5)
- Sổ tay sức khỏe COVID-19