Khói thuốc chứa 7000 hóa chất, trong đó ít nhất 250 chất gây hại và 70 chất gây ung thư
Đã có nhiều bài viết đề cập đến tác hại của hút thuốc. Hãy cùng Giáo Dục Sức Khỏe điểm lại thật ngắn gọn tác hại của việc hút thuốc qua các nguồn thông tin từ những hiệp hội uy tín trên thế giới như:
- Hội ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Society)
- Viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute)
- Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ (American Lung Association)
Khói thuốc chứa 7000 hóa chất, trong đó ít nhất 250 độc chất và 70 chất gây ung thư.
Thuốc lá, xì gà và thuốc lào được làm từ lá thuốc lá khô. Các chất khác được thêm vào là những phụ gia hương vị và để làm cho việc hút thuốc sảng khoái hơn. Khói từ các sản phẩm này là một hỗn hợp phức tạp của các hóa chất được sản xuất bằng cách đốt thuốc lá và các chất phụ gia của nó.
Có khoảng 600 thành phần khác nhau trong thuốc lá nhưng khi đốt, sinh ra khoảng 7000 hóa chất, trong đó có ít nhất 250 chất gây hại và 70 chất gây ung thư. Khói thuốc lá gây hại cho cả người hút thuốc và người không hút thuốc (là những người bị hít phải khói thuốc thụ động).
Các chất gây ung thư tiêu biểu:
- Acetaldehyde
- Các amin thơm
- Arsenic
- Chì
- Carbon monoxide
- Benzene
- Beryllium
- 1,3–Butadiene (1 loại khí độc)
- Cadmium (1 loại kim loại độc)
- Crôm
- Cumene
- Ethylene oxide
- Formaldehyde
- Nickel
- Polonium-210 (một chất phóng xạ)
- Hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs)
- Nitrosamines
- Vinyl clorua
Nhiều chất trong số này hiện diện trong những vật dụng, sản phẩm tiêu dùng và đã được xác định là có thể gây hại đến sức khỏe (xem hình)
Khói thuốc chứa nhiều độc chất đã được nhận biết và hiện diện trong những vật dụng, sản phẩm tiêu dùng. Ảnh: FVhospital
Hút thuốc lá gây tác hại gì?
Hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm tại một quốc gia phát triển như Hoa Kỳ. Trong số những trường hợp tử vong sớm, khoảng 36% là do ung thư, 39% là do bệnh tim và đột quỵ và 24% là do bệnh phổi. Tỷ lệ tử vong ở những người hút thuốc cao hơn khoảng ba lần so với những người chưa bao giờ hút thuốc
Hút thuốc gây hại cho gần như mọi cơ quan và hệ thống cơ quan trong cơ thể và làm tổn hại sức khỏe. Hút thuốc gây ung thư nhiều cơ quan quan trọng như phổi, thực quản, thanh quản, miệng, cổ họng, thận, bàng quang, gan, tuyến tụy, dạ dày, cổ tử cung, đại tràng và trực tràng, cũng như bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (một loại ung thư máu).
Hút thuốc cũng gây ra bệnh tim, đột quỵ, phình động mạch chủ (phình ra giống như bóng trong động mạch ở ngực), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), tiểu đường, loãng xương, viêm khớp dạng thấp, đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm do tuổi tác, và làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn ở người lớn. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, lao và các bệnh nhiễm trùng hô hấp khác cao hơn. Ngoài ra, hút thuốc làm suy yếu chức năng miễn dịch.
Hút thuốc khiến phụ nữ khó mang thai hơn. Một thai phụ hút thuốc có nguy cơ sảy thai, thai ngoài tử cung hay sinh non cao hơn. Có thể nguy cơ sinh con bị hở môi và / hoặc hở hàm ếch. Một phụ nữ hút thuốc trong hoặc sau khi mang thai làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh do Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Nam giới hút thuốc có nguy cơ rối loạn cương dương cao hơn.
Thuốc lá điện tử có an toàn?
Các nhà tiếp thị thuốc lá điện tử thường tuyên bố các thành phần là an toàn. Nhưng lượng khí mà các sản phẩm này tạo ra có thể chứa nicotine gây nghiện, hương liệu và một loạt các hóa chất khác, trong đó một số được biết là độc hại hoặc gây ung thư. Hàm lượng của những chất này có vẻ thấp hơn so với thuốc lá truyền thống, nhưng lượng nicotine và các chất khác trong các sản phẩm thuốc lá điện tử có thể khác nhau rất nhiều vì chúng không được tiêu chuẩn hóa. Ảnh hưởng sức khỏe lâu dài của thuốc lá điện tử vẫn còn bỏ ngõ.
HÃY NGƯNG HÚT THUỐC ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ CỦA NGƯỜI THÂN XUNG QUANH.
Ban Biên tập Y Khoa Việt Nam
---------------------------------------------
Nguồn:
https://www.cancer.gov/about-cancer/causes-prevention/risk/tobacco/cessation-fact-sheet
https://www.lung.org/quit-smoking/smoking-facts/whats-in-a-cigarette
-
Sởi
29/08/2024 11:12 GMT+7
-
Tay Chân Miệng ở trẻ nhỏ
17/07/2023 15:42 GMT+7
-
IVF (Thụ tinh trong ống nghiệm)
14/07/2023 18:11 GMT+7
-
Đái tháo đường
05/02/2023 13:22 GMT+7
-
Vai trò của chất dinh dưỡng
01/02/2023 13:16 GMT+7
-
Cúm B ở trẻ em
29/01/2023 13:18 GMT+7
-
Dinh dưỡng điều trị chậm tăng trưởng ở trẻ em
29/01/2023 10:07 GMT+7
-
Hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0 (phiên bản 1.5)
01/09/2021 20:05 GMT+7
-
Hướng dẫn sử dụng bình ô-xy y tế tại nhà
01/09/2021 19:41 GMT+7
-
7 bước tự thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại nhà
01/09/2021 18:06 GMT+7
-
Hỗ trợ bệnh nhân F0 tại nhà: Danh sách Tổ phản ứng nhanh của toàn TP. HCM
16/08/2021 20:12 GMT+7
-
Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại nhà của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
16/08/2021 19:29 GMT+7
- Tổ chức Y tế thế giới giải đáp thắc mắc về các loại xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2
- Khói thuốc chứa 7000 hóa chất, trong đó ít nhất 250 chất gây hại và 70 chất gây ung thư
- Lưu ý cần biết để phòng dịch COVID-19 khi học sinh đi học trở lại
- Cảnh giác với nhiễm COVID-19 không triệu chứng
- Bộ Y tế cập nhật phân loại nhóm đối tượng trong khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19
- Hỗ trợ bệnh nhân F0 tại nhà: Danh sách Tổ phản ứng nhanh của toàn TP. HCM
- Bộ Y tế khuyến cáo những việc cần làm khi trẻ sốt, ho, khó thở ở trường học
- Bộ Y tế chỉ cách lựa chọn, sử dụng khẩu trang phòng dịch COVID-19
- 7 bước tự thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại nhà