UV (ultra violet)
Tia cực tím (UV) hay còn gọi là tia tử ngoại. Dựa trên sự tương tác của các bước sóng của bức xạ tia cực tím với các vật liệu sinh học, người ta đã chỉ định ba loại tia cực tím: UVA (400–315 nm); UVB (315–280 nm); và UVC (280–100 nm). Tia UVC không chạm tới bề mặt Trái đất.
Bức xạ tia cực tím được tạo ra bởi các bề mặt có nhiệt độ cao, chẳng hạn như Mặt trời. Phần lớn bức xạ cực tím trong ánh sáng mặt trời được hấp thụ bởi oxy trong bầu khí quyển của Trái đất (tầng ozone). Trong số tia cực tím chiếu tới bề mặt Trái đất, gần 99% là bức xạ UVA.
Tuy nhiên, khi tầng ozone trở nên mỏng, sẽ có nhiều bức xạ UVB đến bề mặt Trái đất hơn và có thể có những tác động nguy hiểm đến sinh vật.
Không giống như tia X, bức xạ tia cực tím có công suất xuyên thấu thấp; do đó, ảnh hưởng trực tiếp của nó đối với cơ thể con người chỉ giới hạn ở da bề mặt. Các tác động trực tiếp bao gồm đỏ da (cháy nắng), phát triển sắc tố (sạm da), lão hóa và các thay đổi gây ung thư. Cháy nắng do tia cực tím có thể nhẹ, chỉ gây đỏ và đau hoặc có thể nặng đến mức tạo ra mụn nước, sưng tấy, rỉ dịch và bong tróc da bên ngoài. Rám nắng là một cơ chế bảo vệ cơ thể tự nhiên dựa vào melanin để giúp bảo vệ da khỏi bị tổn thương thêm. Melanin là một sắc tố trong da có tác dụng hấp thụ bức xạ tia cực tím và hạn chế sự xâm nhập của nó vào các mô. Sạm da xảy ra khi các sắc tố melanin trong các tế bào ở phần mô sâu hơn của da được kích hoạt bởi bức xạ tia cực tím, và các tế bào này di chuyển lên bề mặt da. Khi các tế bào này chết đi, sắc tố da sẽ biến mất. Những người có nước da sáng có ít sắc tố melanin hơn và do đó, tác hại của bức xạ tia cực tím sẽ nhiều hơn.
Việc tiếp xúc liên tục với bức xạ tia cực tím của Mặt trời gây ra các thay đổi trên da như nhăn, dày và thay đổi sắc tố. Tần suất ung thư da cũng cao hơn nhiều, đặc biệt là ở những người có làn da trắng. Ba loại ung thư da thường gặp là ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư da ác tính melanoma. Ung thư da là do da tiếp xúc lâu dài với bức xạ tia cực tím, từ đó có thể làm thay đổi DNA của tế bào da.
Tuy nhiên, bức xạ tia cực tím cũng có những tác động tích cực đến cơ thể con người. Nó kích thích sản xuất vitamin D từ đó giúp thúc đẩy sự phát triển của xương và răng. Tia cực tím còn được sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến. Do có khả năng diệt khuẩn ở bước sóng 260–280 nm, nên bức xạ tia cực tím có thể dùng để khử trùng.
Ban Biên tập Y Khoa Online
--------------------
Nguồn: https://www.britannica.com/science/ultraviolet-radiation. Truy cập ngày 6/7/2021
-
IVF
16/07/2023 10:48 GMT+7
-
Tụy nhân tạo
14/02/2023 19:20 GMT+7
-
Tủy răng
25/09/2021 16:32 GMT+7
-
SARS-CoV-2
24/07/2021 18:49 GMT+7
-
Virus Zika
17/07/2021 13:30 GMT+7
-
ZNF9
17/07/2021 13:02 GMT+7
-
Xanh methylen
17/07/2021 11:44 GMT+7
-
Xanthine
17/07/2021 11:33 GMT+7
-
Wolframin
17/07/2021 11:05 GMT+7
-
Quai động mạch chủ
17/07/2021 10:29 GMT+7
-
Van tim
17/07/2021 08:14 GMT+7
-
Salmonella
16/07/2021 23:31 GMT+7