Vai trò của nước đối với sức khỏe
Nước là một trong những thành phần cơ bản của sự sống. Để đảm bảo sức khỏe tốt, nước cần được bổ sung hàng ngày nhằm thay thế lượng nước mất qua nước tiểu, qua đường thở, qua da, qua phân.
Ở người trưởng thành, 4-6% nước của cơ thể được bài tiết và thay thế mới hàng ngày, trong khi ở trẻ em là 15%. Nói đến dinh dưỡng thì không thể không nhắc đến nước. Vai trò của nước vô cùng quan trọng với sức khỏe con người.
Trong cơ thể, nước thực hiện 4 vai trò chính:
1. Là dung môi của các phản ứng hóa học trong cơ thể
Dung môi là một dịch lỏng để hòa tan nhiều chất hóa học khác nhau, nước là dung môi sống. Không có dung môi nước, rất ít các phản ứng hóa học có thể xảy ra, các chức năng sống của cơ thể sẽ không thể điều hòa và thực hiện được. Nhờ việc hòa tan trong dung môi trong hoặc ngoài tế bào, mà các chất hóa học của cơ thể sống có thể tồn tại và linh động thực hiện các chức năng cho cuộc sống.
Khi chúng ta ăn uống, thực phẩm vào cơ thể sẽ tiếp xúc ngay với các dịch tiêu hóa (Chứa nhiều nước) trong nước bọt, dạ dày, ruột.
Nước là thành phần rất quan trọng, chiến đến 70% trọng lượng cơ thể. Ảnh: khoahoc.tv
Thực phẩm được nhào trộn và phản ứng với các chất hóa học thực hiện chức năng tiêu hóa. Các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu vào máu, máu chứa khoảng 3 lít nước. Nước trong mạch máu giúp cho máu có dạng lỏng và hòa tan các chất dinh dưỡng, vận chuyển chúng đến các mô và tế bào của cơ thể. Nước trong mạch máu còn có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển nhiều chất quan trọng khác như hormone, các kháng thể từ nơi tổng hợp đến tận cơ quan sử dụng chúng. Những chất thừa sinh ra trong quá trình chuyển hóa, như carbon, urê… cũng được hòa tan trong nước của máu và được vận chuyển đến phổi và thận để bài tiết ra ngoài.
Có khoảng 12 lít nước gian bào, nơi chứa các chất dinh dưỡng do mạch máu chuyển đến, sau đó sẽ đi qua màng tế bào vào cơ thể. Những sản phẩm thừa của quá trình chuyển hóa trong tế bào sẽ đi theo con đường ngược lại để ra khỏi tế bào. Nước trong tế bào là một môi trường để các chất dinh dưỡng tham gia vào các phản ứng sinh hóa nhằm xây dựng và duy trì tế bào. Nước cũng là môi trường để các chất chuyển hóa được vận chuyển từ các cơ quan khác nhau trong tế bào, tạo nên môi trường thuận lợi cho các phản ứng xảy ra trong tế bào.
2. Là chất phản ứng
Các chất tham gia vào phản ứng hóa học được gọi là chất phản ứng, trong quá trình hoạt động chất phản ứng biến đổi và tham gia vào sản phẩm. Nước là một chất phản ứng tham gia trực tiếp vào các phản ứng khác nhau của cơ thể. VD: Phản ứng thủy phân, trong đó các phân tử có trọng lượng lớn như polysaccharide, chất béo, protein, được phân cắt thành các phân tử nhỏ hơn khi phản ứng với nước.
3. Là chất bôi trơn
Nước có tác dụng bôi trơn quan trọng của cơ thể, đặc biệt là nơi tiếp xúc các đầu nối, bao hoạt dịch và màng bao, tạo nên sự linh động tại đầu xương và sụn, màng phổi, cơ hoành, miệng…
4. Điều hòa nhiệt độ
Nước có một vai trò quan trọng trong việc phân phối hơi nóng của cơ thể thông qua việc phân phối nhiệt độ cơ thể. Hơi nóng sinh ra do quá trình chuyển hóa, oxy hóa sinh năng lượng của các chất dinh dưỡng. Năng lượng sinh ra có tác dụng duy trì nhiệt độ cơ thể ở 37 độ và giúp cơ thể thực hiện các hoạt động thể lực. Nhiệt độ sinh ra thường vượt quá nhu cầu duy trì nhiệt độ của cơ thể, nhiệt độ thừa sẽ được tỏa ra ngoài theo đường truyền trực tiếp hoặc phát nhiệt, một trong những cách tỏa nhiệt có hiệu quả là qua đường hô hấp và qua da. Khi nước bay hơi từ dạng nước sang dạng hơi, chúng hấp thu và mang theo nhiệt. Bay hơi một lít qua đường mồ hôi của da làm mất 600kcal nhiệt lượng của cơ thể. Trong điều kiện bình thường, cơ thể tự làm lạnh bằng bay mồ hôi qua da, tương đương 25% năng lượng chuyển hóa cơ bản. Khi mất 350 đến 700mL/ ngày trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm bình thường được gọi là bài tiết mồ hôi không cảm thấy.
Chất béo dưới da làm giảm tốc độ mất nhiệt qua da. Chức năng này có tác dụng thuận lợi trong điều kiện thời tiết lạnh, nhưng bất lợi trong điều kiện nóng. Tốc độ tỏa nhiệt còn phụ thuộc vào tốc độ lưu thông và thể tích của máu đi tới bề mặt của da. Khi cơ thể quá nóng, những mao mạch dưới da giãn nở, làm tăng thể tích máu đi tới và làm tăng tốc độ tỏa nhiệt. Khi cơ thể quá lạnh, các mao mạch co lại và làm giảm mất nhiệt. Trong điều kiện nóng, những người béo cảm thấy khó chịu hơn những người không béo do họ có lớp mỡ dưới da dày và sự tỏa nhiệt từ các mao mạch dưới da bị cản trở.
Ngoài ra nước còn cung cấp nguồn chất khoáng cho cơ thể:
Nước mà chúng ta sử dụng hàng ngày thường chứa một lượng đáng kể các chất khoáng: Canxi, Magiê, Natri, Đồng, Flo. Tỷ lệ các chất khoáng này phụ thuộc vào nguồn nước và các nhà sản xuất. Nước cứng là nước có chứa 50mg canxi và 120mg magiê/L, nước mềm là nước có chứa thấp hơn các chất khoáng trên nhưng lượng natri cao hơn 250mg/L.
Tiêu thụ nước cứng có liên quan đến việc giảm các bệnh tim mạch. Nước mềm có chứa natri cao nên khi tiêu thụ nước mềm có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và tim mạch. Vì nước là dung môi hòa tan nhiều chất khoáng, nó cũng là dung môi mang nhiều chất độc hại như chì, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp. Do vậy, việc theo dõi, giám sát chất lượng nước cung cấp cho cơ thể rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.
Tóm lại, nước có tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người nếu các bạn có hiểu biết về vai trò của nước và sử dụng nước một cách khoa học.
Uống đúng và đủ nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn đỡ mệt mỏi, tinh thần minh mẫn, giảm táo bón, phòng sỏi tiết niệu, cải thiện lưu lượng máu, giữ ẩm cho da, giúp làn da của bạn mịn màng, giảm được thèm ăn phòng ngừa bệnh béo phì…
Nhu cầu nước khuyến nghị đối với trẻ em
Có nhiều lý do khiến nhu cầu nước ở trẻ em cần được xác định riêng rẽ, gồm:
- Diện tích da/ kg trọng lượng cơ thể lớn hơn nhiều so với người trưởng thành.
- Tỷ trọng nước và dịch tế bào trong cơ thể lớn hơn, tỷ lệ thẩm thấu lớn hơn.
- Khả năng làm việc của thận chưa hoàn chỉnh.
- Không biết kêu khát hoặc đòi uống nên không được cho uống nước/ bồi phụ nước.
- Vì những lý do trên, nhu cầu nước của trẻ em được xác định là 150mL/ 1 kg cân nặng/ ngày.
Nhu cầu nước cho các lứa tuổi lớn hơn
Nhu cầu nước cho các lứa tuổi lớn hơn được tính toán theo cân nặng, hoạt động thể lực và theo năng lượng tiêu hao như sau:
Nhu cầu nước cho lứa tuổi lớn hơn theo hoạt động thể lực và cân nặng
Bảng nhu cầu nước khuyến nghị theo cân nặng, tuổi hoạt động thể lực
Cách ước lượng |
Nhu cầu nước /Các chất dịch (mL/kg cân nặng) |
Theo tuổi và mức độ hoạt động thể lực |
|
Vị thành niên (10 – 18 tuổi) |
40 |
Từ 19 đến 30 tuổi, hoạt động thể lực nặng |
40 |
Từ 19 đến 55 tuổi hoạt động thể lực trung bình |
35 |
Người trưởng thành ≥ 55 tuổi |
30 |
Theo cân nặng |
|
Trẻ em 1-10 kg |
100 |
Trẻ em 11-20 kg |
1.000 mL + 50 mL/ kg cho mỗi 10kg cân nặng tăng lên |
Trẻ em 21kg trở lên |
1.500 mL + 20 mL/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng lên |
Người trưởng thành > 50 tuổi |
Thêm 15 mL/kg cho mỗi 20 kg cân nặng tăng lên |
Thạc sĩ Trịnh Hồng Sơn & Bác sĩ Lê Thị Loan,
Viện Dinh dưỡng quôc gia
---------------------------------------------------
Nguồn: http://dinhduonghocduong.net/vi/nuoc-va-suc-khoe.nd198/vai-tro-cua-nuoc-doi-voi-suc-khoe.i245.html
-
Vai trò của chất dinh dưỡng
01/02/2023 13:16 GMT+7
-
Phương pháp chế biến thực phẩm có ảnh hưởng đến hàm lượng chất dinh dưỡng?
08/09/2021 12:21 GMT+7
-
Những thói quen tốt cho trái tim
23/07/2021 22:33 GMT+7
-
Bệnh Gout: Nguyên tắc điều trị và chế độ dinh dưỡng
13/05/2020 17:40 GMT+7
-
Quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn trong cơ thể
13/05/2020 12:47 GMT+7
-
Dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực để phòng chống bệnh không lây nhiễm
26/04/2020 18:32 GMT+7
-
Axit amin
13/03/2020 10:58 GMT+7
-
Vai trò của dinh dưỡng đối với bệnh không lây nhiễm
20/01/2020 18:03 GMT+7
-
Dinh dưỡng cho bệnh ung thư
17/12/2019 22:25 GMT+7
-
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh rối loạn lipid máu
12/11/2019 00:17 GMT+7
-
Amino acid
20/08/2019 23:07 GMT+7
-
Acid amin
30/07/2019 08:59 GMT+7
- Vai trò của chất dinh dưỡng
- Chế độ dinh dưỡng cho bệnh rối loạn lipid máu
- Bệnh Gout: Nguyên tắc điều trị và chế độ dinh dưỡng
- Axit amin
- Dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực để phòng chống bệnh không lây nhiễm
- Vai trò của nước đối với sức khỏe
- Amino acid
- Dinh dưỡng cho bệnh ung thư
- Acid amin