Các loại thuốc có thể và không thể dùng cùng với vắc xin COVID-19
Hầu hết những người mắc bệnh nền đều phụ thuộc vào thuốc để điều hòa các chức năng quan trọng và do đó cần được sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, việc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể khiến cơ thể “bận rộn”, dẫn đến phản ứng miễn dịch chậm với vắc xin.
Nếu bạn chuẩn bị tiêm vắc xin COVID-19, có một số loại thuốc có thể khiến bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ hoặc hoãn không tiêm vắc xin.
Thuốc tuyến giáp
Bệnh tuyến giáp là một bệnh làm suy giảm sự trao đổi chất và hoạt động của nội tiết tố. Tuy nhiên, bộ phận trong hệ thống miễn dịch gây ra bệnh tuyến giáp tự miễn tách biệt với bộ phận chịu trách nhiệm chống lại các bệnh nhiễm trùng. Do đó, hầu hết các loại thuốc tuyến giáp đang được sử dụng sẽ không gây ra các triệu chứng hoặc làm cho vắc-xin kém hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng steroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin.
Các thuốc trị hen và chống dị ứng
Dị ứng là một vấn đề hay được tranh luận trong chủ đề tiêm phòng vắc xin COVID-19 vì nó có thể khiến một số người dễ bị sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, hầu hết các loại thuốc hoặc thuốc kháng histamine mà những người bị dị ứng sử dụng, đều được chứng minh là an toàn khi sử dụng với vắc xin COVID-19. Vắc xin an toàn đối với những người bị dị ứng thực phẩm và mắc các tình trạng dị ứng thông thường như hen suyễn, viêm mũi dị ứng và viêm da dị ứng. Chỉ những người bị sốc phản vệ (phản ứng dị ứng) với bất kỳ thành phần nào của vắc xin mới không nên dùng vắc xin.
Thuốc trị các rối loạn tâm thần
Rất nhiều các bệnh tâm thần và các chứng rối loạn tâm lý khác, như rối loạn giấc ngủ, làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Theo quan sát của các bác sĩ, những người bị trầm cảm nặng có thể có phản ứng chậm sau khi tiêm.
Mặc dù hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này. Các thuốc điều trị bệnh tâm thần có thể gây phản ứng chống viêm, mà chúng ta không mong muốn điều này. Ở liều cao, chúng có thể gây giảm bạch cầu. Các bác sĩ khuyến nghị những bệnh nhân này nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin COVID-19.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng nói thêm là lợi ích của việc tiêm vắc xin lớn hơn các tác hại nó có thể mang lại.
Thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông)
Một số loại vắc xin, bao gồm covishield và covaxin, có mang cảnh báo cho người dùng thuốc làm loãng máu, khiến nhiều người lo lắng… Các loại thuốc làm loãng máu có thể gây mất máu nhiều, phát ban và trong một vài trường hợp, các vết sưng tấy không mong muốn và mất nhiều thời gian để lành.
Những người bị rối loạn chảy máu hoặc bệnh tim nên kiểm tra loại thuốc chống đông máu mà họ đang sử dụng trước khi tiến hành tiêm vắc xin COVID-19. Bệnh nhân đang sử dụng thuốc làm loãng máu như warfarin hoặc các thuốc chống đông máu mới hơn có một nguy cơ nhỏ bị sưng tấy vết tiêm. Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc mới hơn này có thể bỏ qua liều thuốc buổi sáng, tiêm vắc xin, rồi tiếp tục uống liều thuốc tiếp theo của họ.
Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân nên tuân thủ một số biện pháp chăm sóc sau tiêm chủng để ngăn ngừa các biến chứng.
Theo Bộ Y tế Việt Nam
------------------------
Nguồn: https://ncov.moh.gov.vn/vi/web/guest/-/6851652-47. Truy cập ngày 15/7/2021
-
Phân loại đối tượng tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19
15/08/2021 21:15 GMT+7
-
Bộ Y tế cập nhật phân loại nhóm đối tượng trong khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19
10/08/2021 22:37 GMT+7
-
Chuyên gia ĐH Y Dược TP. HCM chia sẻ & giải đáp thắc mắc liên quan vắc xin phòng COVID-19
30/07/2021 23:50 GMT+7
-
Người có cơ địa dị ứng: Cách nào để biết mình có thể tiêm vắc xin COVID-19?
15/07/2021 09:06 GMT+7
-
Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm cơ tim sau tiêm vắc xin COVID-19
15/07/2021 08:55 GMT+7
-
Hỏi đáp về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 ở phụ nữ
13/07/2021 23:40 GMT+7
-
Tìm hiểu về các loại vắc-xin phòng COVID-19 được phê duyệt tại Việt Nam
13/07/2021 23:15 GMT+7
-
10 việc cần làm và cần tránh trước khi tiêm vắc xin COVID-19
04/07/2021 21:15 GMT+7
-
Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi tiêm vắc xin COVID – 19
03/07/2021 08:19 GMT+7
-
Những điều cần biết về tiêm vắc-xin phòng COVID-19 của AstraZeneca
29/06/2021 11:36 GMT+7
-
Phản ứng sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19 của AstraZeneca
29/06/2021 11:22 GMT+7
-
Những điều cần biết khi tiêm chủng vắc-xin COVID-19
29/06/2021 11:16 GMT+7
- Bộ Y tế cập nhật phân loại nhóm đối tượng trong khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19
- Chuyên gia ĐH Y Dược TP. HCM chia sẻ & giải đáp thắc mắc liên quan vắc xin phòng COVID-19
- Các loại thuốc có thể và không thể dùng cùng với vắc xin COVID-19
- Những điều cần biết khi tiêm chủng vắc-xin COVID-19
- Phản ứng sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19 của AstraZeneca
- Hỏi đáp về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 ở phụ nữ
- Những điều cần biết về tiêm vắc-xin phòng COVID-19 của AstraZeneca
- Những điều cần biết trước khi tiêm chủng vắc-xin COVID-19
- Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm cơ tim sau tiêm vắc xin COVID-19