Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi tiêm vắc xin COVID – 19
Sau khi tiêm vắc xin COVID -19, để cơ thể nhanh phục hồi và khỏe mạnh, ngoài chế độ chăm sóc, theo dõi và nghỉ ngơi hợp lý, cần phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh.
Để tăng sức đề kháng cho cơ thể, chế độ dinh dưỡng cần cung cấp đủ năng lượng, bổ sung đa dạng các thực phẩm từ nguồn gốc động vật và thực vật với tỷ lệ cân đối.
THỰC PHẨM NÊN ĂN
Nước
Nước rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt sau tiêm vắc xin COVID-19.
Nước chiếm 50-60% trọng lượng cơ thể người trưởng thành. Nước cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Nước bảo vệ các mô, cơ quan và điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. Để đảm bảo quá trình hấp thu, chuyển hóa và đào thải của cơ thể, cần cung cấp đủ nước từ đồ uống và thức ăn. Nhu cầu khuyến nghị nước khoảng 35-40ml/kg/ngày, tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tình trạng sinh lý, điều kiện thời tiết, điều kiện lao động, sinh hoạt…
Sau khi tiêm vắc xin COVID -19, thường có các dấu hiệu đau sốt, vì thế việc bổ sung nước cho cơ thể lại càng có vai trò quan trọng, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng. Khi uống nước, nên uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống. Các loại nước hoa quả có thể uống bổ sung như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép để cung cấp thêm vitamin C, A cần thiết cho cơ thể.
Cá
Cá rất giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể: Vitamin A, D, magie, kẽm…. Đặc biệt, một số loại cá chứa lượng lớn omega-3: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi… có tác dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy nên ăn tăng cường ăn cá, ít nhất 3 lần/tuần.
Thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng quan trọng, tham gia vào nhiều chức năng trong cơ thể. Vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch, tham gia vào biệt hóa tế bào miễn dịch. Đồng thời, vitamin A cũng có vai trò trong bảo vệ sự toàn vẹn của da, niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp là những hàng rào đầu tiên ngăn cản mầm bệnh. Thực phẩm giàu vitamin A: Gấc, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, ớt chuông, rau bina, xoài, bông cải xanh, dầu gan cá…
Thực phẩm giàu vitamin C, E
Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin E sau tiêm.
Vitamin C là chìa khóa cho sự tăng trưởng và hoạt động hàng ngày của hầu hết các mô cơ thể. Cả vitamin C và vitamin E đều được biết đến với vai trò chất chống oxy hóa mạnh của cơ thể, có tác dụng bảo vệ sự nguyên vẹn của tế bào, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vitamin C có nhiều trong hoa quả tươi và rau xanh, bao gồm: Bưởi, chanh, cam, ổi, dâu tây, kiwi, đu đủ, bông cải xanh, bông cải trắng, ớt chuông, rau ngót, rau cải,… Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên như đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có lá màu xanh đậm.
Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến rối loạn điều hòa phản ứng miễn dịch của cơ thể. Nguồn thực phẩm giàu vitamin D: Cá, trứng, sữa…
Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là một vi khoáng cần thiết cho cơ thể, có vai trò xúc tác và cấu trúc cho rất nhiều enzym chuyển hóa trong cơ thể. Kẽm có vài trò tăng cường miễn dịch, giúp vết thương mau lành, giúp duy trì vị giác và khứu giác. Thực phẩm giàu kẽm: Sò, hàu, tôm, cua biển, ghẹ, ngũ cốc nguyên hạt…
Sau khi tiêm vắc xin COVID -19 người có thể mệt mỏi, sốt, sưng đau và chán ăn, vì vậy nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo đậu xanh thịt băm… uống nhiều nước, nước ép hoa quả và chia nhỏ bữa ăn.
THỰC PHẨM NÊN TRÁNH
Rượu
Tránh uống rượu sau khi tiêm.
Nên tránh uống rượu sau khi tiêm vắc xin COVID-19 vì rượu có thể ức chế miễn dịch, làm cơ thể mất nước. Uống rượu làm suy giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn cho việc phân biệt giữa phản ứng của rượu và phản ứng của vắc xin.
Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa
Thức ăn nhanh, thức ăn chế biến bằng cách chiên, rán, nướng nhiều dầu mỡ như: Gà rán, xúc xích, lạp xưởng, khoai tây chiên… chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây ra những tác hại cho sức khỏe.
Theo BS. Phan Thị Hồng Diệu
-------------------------------------
Nguồn: https://ncov.moh.gov.vn/vi/web/guest/-/6851640-75
-
Phân loại đối tượng tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19
15/08/2021 21:15 GMT+7
-
Bộ Y tế cập nhật phân loại nhóm đối tượng trong khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19
10/08/2021 22:37 GMT+7
-
Chuyên gia ĐH Y Dược TP. HCM chia sẻ & giải đáp thắc mắc liên quan vắc xin phòng COVID-19
30/07/2021 23:50 GMT+7
-
Các loại thuốc có thể và không thể dùng cùng với vắc xin COVID-19
15/07/2021 09:26 GMT+7
-
Người có cơ địa dị ứng: Cách nào để biết mình có thể tiêm vắc xin COVID-19?
15/07/2021 09:06 GMT+7
-
Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm cơ tim sau tiêm vắc xin COVID-19
15/07/2021 08:55 GMT+7
-
Hỏi đáp về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 ở phụ nữ
13/07/2021 23:40 GMT+7
-
Tìm hiểu về các loại vắc-xin phòng COVID-19 được phê duyệt tại Việt Nam
13/07/2021 23:15 GMT+7
-
10 việc cần làm và cần tránh trước khi tiêm vắc xin COVID-19
04/07/2021 21:15 GMT+7
-
Những điều cần biết về tiêm vắc-xin phòng COVID-19 của AstraZeneca
29/06/2021 11:36 GMT+7
-
Phản ứng sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19 của AstraZeneca
29/06/2021 11:22 GMT+7
-
Những điều cần biết khi tiêm chủng vắc-xin COVID-19
29/06/2021 11:16 GMT+7
- Bộ Y tế cập nhật phân loại nhóm đối tượng trong khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19
- Chuyên gia ĐH Y Dược TP. HCM chia sẻ & giải đáp thắc mắc liên quan vắc xin phòng COVID-19
- Các loại thuốc có thể và không thể dùng cùng với vắc xin COVID-19
- Những điều cần biết khi tiêm chủng vắc-xin COVID-19
- Phản ứng sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19 của AstraZeneca
- Hỏi đáp về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 ở phụ nữ
- Những điều cần biết về tiêm vắc-xin phòng COVID-19 của AstraZeneca
- Những điều cần biết trước khi tiêm chủng vắc-xin COVID-19
- Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm cơ tim sau tiêm vắc xin COVID-19