Hướng dẫn theo dõi phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ em
Ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ ở độ tuổi chưa đủ ngôn ngữ để biểu đạt các mong muốn, nhu cầu cá nhân, việc theo dõi và chăm sóc trẻ 24h sau tiêm, hay còn gọi là theo dõi phát hiện các phản ứng sau tiêm chủng cho trẻ rất quan trọng, nhằm đảm bảo an toàn & đạt hiệu quả phòng bệnh cao.
1. Sau tiêm chủng có thể xảy ra phản ứng gì?
Trong những năm đầu đời, tiêm chủng mặc dù không thể bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật hoàn toàn nhưng được coi là phương pháp tốt nhất giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm, giảm tỉ lệ tử vong do bệnh tật. Những phản ứng sau tiêm chủng bao gồm
Phản ứng thông thường sau tiêm chủng là các biểu hiện nhẹ và có thể tự khỏi, thường xảy ra sau khi sử dụng vắc-xin, bao gồm các triệu chứng tại chỗ như: Mẩn ngứa, đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm; triệu chứng toàn thân như sốt dưới 39 độ C và một số triệu chứng khác (khó chịu, mệt mỏi, chán ăn).
Phản ứng nặng sau tiêm chủng, có thể bao gồm
- Sốc phản vệ (rất hiếm gặp)
- Co giật, khóc thét, quấy khóc dai dẳng, li bì, hôn mê
- Thở khò khè, khó thở, tím tái
- Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ
- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa
- Mạch nhanh nhỏ, khó bắt.
2. Những lưu ý sau khi tiêm phòng vắc-xin
Sau tiêm chủng 24h, cha mẹ cần theo dõi và phát hiện các bất thường của trẻ để kịp thời xử lý
2.1. Theo dõi 30 phút sau tiêm tại cơ sở tiêm chủng
Nhân viên y tế kiểm tra các dấu hiệu phản ứng sau tiêm chủng
Nhân viên y tế kiểm tra nhiệt độ cơ thể và vết tiêm trước khi cho khách hàng ra về.
2.2. Chăm sóc tại nhà
Cần tiếp tục trẻ theo dõi tại nhà ít nhất trong vòng 24h sau tiêm chủng về các dấu hiệu: Tinh thần, ăn, ngủ, thở, nốt phát ban trên da, triệu chứng tại chỗ tiêm...
Gia đình cần chú ý
- Cho trẻ ăn/bú đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế; không cho ăn nằm
- Kiểm tra thường xuyên trẻ, đặc biệt là ban đêm
- Dùng thuốc cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ (nếu có)
- Nếu trẻ sốt: Cặp nhiệt độ, chườm mát, dùng hạ sốt theo đơn
- Không đắp bất kì chất gì vào vị trí tiêm (lá cây, chanh, khoai tây...)
Tất cả các trường hợp tiêm vắc-xin, cần đưa trẻ KHÁM LẠI NGAY khi:
- Trẻ co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú
- Khó thở, tím tái, nổi mề đay toàn thân, chân tay lạnh, nổi vân tím
- Sốt cao liên tục trên 39 độ C, dùng hạ sốt không đỡ
- Sốt trên 3 ngày
- Vị trí tiêm sưng, cứng, đau và hạn chế vận động, có quầng đỏ kích thước > 2cm.
Cách xử trí các trường hợp có phản ứng sưng nóng đỏ đau tại vị trí tiêm
- Không đắp bất kì chất gì vào vị trí tiêm
- Nếu quầng đỏ tiếp tục to lên > 2cm, cứng, nóng → KHÁM LẠI NGAY.
Cách xử trí các trường hợp có phản ứng sốt:
- Sốt < 38.5 độ C: Chườm mát bằng nước dưới vòi hoặc dùng miếng hạ sốt dán trán
- Sốt > 38.5 độ C: Dùng thuốc hạ sốt theo đơn của bác sĩ.
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Hà
Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
-------------------------------------------
Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/vac-xin/kien-thuc-tiem-chung/huong-dan-theo-doi-phan-ung-sau-tiem-chung-o-tre-em/
-
Lịch tiêm chủng vắc xin cho người lớn
05/07/2021 20:38 GMT+7
-
Các loại vắc xin cho người lớn
05/07/2021 20:27 GMT+7
-
Hỏi đáp về bệnh bại liệt và vắc xin phòng bệnh bại liệt
05/07/2021 10:57 GMT+7
-
Lich tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ
05/07/2021 10:25 GMT+7
-
Lịch tiêm chủng vắc xin cơ bản cho trẻ em
05/07/2021 10:13 GMT+7
-
Quy trình chỉ định tiêm vắc xin và tư vấn trước tiêm chủng
05/07/2021 09:56 GMT+7
-
Những lưu ý khi đưa con đi tiêm chủng
05/07/2021 09:40 GMT+7
-
Những điều cần biết về vắc-xin phế cầu Synflorix
04/07/2021 22:16 GMT+7
-
Những điều cần biết về vắc-xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung
04/07/2021 21:47 GMT+7
-
Lịch tiêm vắc-xin viêm màng não do não mô cầu BC
04/07/2021 14:58 GMT+7
-
Những lưu ý khi tiêm vắc-xin 6 trong 1 Hexaxim cho bé
04/07/2021 14:44 GMT+7
-
Tại sao phụ nữ cần tiêm phòng vắc-xin rubella trước khi mang thai?
04/07/2021 14:35 GMT+7
- Lịch tiêm chủng vắc xin cho người lớn
- Lich tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ
- Hỏi đáp về bệnh bại liệt và vắc xin phòng bệnh bại liệt
- Lịch tiêm phòng đầy đủ cho trẻ từ 0 - 24 tháng tuổi
- Lịch tiêm chủng vắc xin cơ bản cho trẻ em
- Những điều cần biết về vắc-xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung
- Tại sao phụ nữ cần tiêm phòng vắc-xin rubella trước khi mang thai?
- Lịch tiêm vắc-xin viêm màng não do não mô cầu BC
- Những lưu ý khi đưa con đi tiêm chủng