Những lưu ý khi tiêm vắc-xin 6 trong 1 Hexaxim cho bé
Đối với những gia đình có trẻ nhỏ thì việc tiêm chủng phòng bệnh cho con là mối quan tâm hàng đầu. Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim vẫn được nhiều bà mẹ lựa chọn vì có thể kết hợp phòng được nhiều bệnh trong cùng 1 mũi tiêm. Vậy, Hexaxim là loại vắc xin gì? Nên tiêm vào thời điểm nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
1. Vắc-xin 6 trong 1 Hexaxim là loại vắc-xin gì?
Vắc-xin 6 trong 1 Hexaxim là vắc-xin giúp phòng ngừa 6 bệnh truyền nhiễm sau:
- Bạch hầu.
- Ho gà.
- Uốn ván.
- Viêm gan B.
- Hib (Các bệnh do Haemophilus influenzae type b gây ra như viêm màng não, viêm phổi).
- Bại liệt.
2. Vắc-xin 6 trong 1 Hexaxim có những ưu điểm gì?
Vắc-xin đã được chứng minh hiệu quả trên 23 nghiên cứu lâm sàng tại 18 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Vắc-xin 6 trong 1 Hexaxim phòng ngừa hiệu quả 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ chỉ với một mũi tiêm, nhờ đó giúp giảm số lần tiêm chủng từ 9 xuống còn 3 lần so với việc tiêm vắc xin đơn lẻ.
Vắc-xin được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm pha sẵn, có thể sử dụng ngay, giúp rút ngắn thời gian tiêm chủng cho trẻ, tránh nhiễm khuẩn trong quá trình thao tác, đồng thời đảm bảo liều lượng chính xác cho mỗi lần tiêm, giúp mang lại hiệu quả miễn dịch cao.
Tính an toàn cao: Điểm đặc biệt của vắc-xin 6 trong 1 Hexaxim là có chứa thành phần ho gà vô bào nên các phản ứng tại chỗ sau chủng ngừa như sưng, đau, sốt sẽ thấp hơn so với các loại vắc xin chứa thành phần ho gà toàn tế bào.
Vắc xin đã được chứng minh hiệu quả trên 23 nghiên cứu lâm sàng tại 18 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Kể từ khi được cấp phép lưu hành rộng rãi trên thế giới đã có hơn 50 triệu liều vắc xin được sử dụng cho trẻ em tại hơn 113 quốc gia và chưa ghi nhận trường hợp nào gặp phản ứng phụ nghiêm trọng sau tiêm.
Có thể tiêm đồng thời các loại vắc xin khác mà không gây ảnh hưởng hoặc làm giảm tác dụng như vắc xin ngừa sởi - quai bị - rubella, vắc xin ngừa viêm não mô cầu nhóm A, C, vắc xin uống phòng ngừa Rotavirus,...
Có thể linh động phối hợp, chuyển đổi giữa vắc-xin 6 trong 1 Hexaxim với các vắc xin khác cùng loại trong trường hợp bất khả kháng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của nhà sản xuất, chỉ nên dùng cùng một loại vắc xin trong một liệu trình tiêm chủng.
3. Thời điểm tốt nhất để tiêm vắc-xin 6 trong 1 Hexaxim cho trẻ
Tiêm 3 mũi cơ bản vào các thời điểm khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi. Khoảng cách giữa các mũi tiêm tối thiểu là 1 tháng. Nên hoàn thành 3 mũi tiêm trước khi trẻ được 6 tháng tuổi.
Tiêm nhắc lại mũi thứ 4 khi trẻ được 15 – 20 tháng.
Lưu ý: Vắc-xin 6 trong 1 cần được tiêm theo đúng phác đồ, không được tiêm quá sớm (khi trẻ chưa đủ 2 tháng tuổi hoặc sớm hơn lịch hẹn bác sĩ) vì hiệu quả phòng bệnh của vắc xin sẽ không cao. Liệu trình tiêm 6 trong 1 phải hoàn thành trước khi trẻ 24 tháng tuổi. Nếu trẻ không được tiêm đúng theo lịch lúc 2, 3, 4, 18 tháng thì vắc-xin Hexaxim vẫn có thể tiêm liệu trình cơ bản 3 mũi liên tiếp cách nhau 1 tháng nếu trẻ chưa đủ 24 tháng tuổi.
Phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm đúng lịch để phòng bệnh tốt nhất cho con.
4. Trẻ nào không được tiêm vắc-xin 6 trong 1 Hexaxim?
Vắc-xin 6 trong 1 Hexaxim không được tiêm cho trẻ trong những trường hợp sau:
- Trẻ đang sốt cao, bị cảm cúm hoặc mắc bệnh cấp tính.
- Trẻ bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
- Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch.
- Từng có phản ứng sốc phản vệ với các vắc xin ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, viêm màng não do Hib.
- Có tiền sử sốt co giật trong vòng 3 ngày sau khi tiêm.
Khi đi tiêm, phụ huynh lưu ý đi đúng theo lịch hẹn của bác sĩ và mang đầy đủ giấy tờ cần thiết như số tiêm chủng, số khám bệnh (nếu có).
5. Sau khi tiêm vắc-xin 6 trong 1 Hexaxim, trẻ có bị sốt không?
Đây là lo lắng của rất nhiều ông bố bà mẹ khi đưa con đi tiêm chủng. Hexaxim cũng có những tác dụng không mong muốn như các loại vắc-xin khác: Sốt, sưng nhẹ, đau tại vị trí tiêm. Tuy nhiên, đây là vắc xin chứa thành phần ho gà vô bào nên sẽ ít tác dụng phụ hơn so với các loại vắc xin chứa kháng nguyên ho gà toàn tế bào.
6. Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm vắc-xin Hexaxim
Sau khi tiêm, cần cho trẻ theo dõi sức khỏe tại cơ sở y tế tiêm chủng ít nhất 30 phút để kịp thời xử lý nếu xảy ra biến chứng.
Khi về nhà, bố mẹ cần tiếp tục theo dõi trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau tiêm về tinh thần, ăn, ngủ, nhiệt độ cơ thể, nhịp thở, ban đỏ trên da,... của trẻ (nếu có).
Không chạm, đè vào chỗ tiêm, không chườm nóng, lạnh, đắp lá thuốc vào vị trí tiêm.
Lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu có các triệu chứng bất thường: Sốt cao trên 39 độ C, co giật, tím tái, khó thở, phát ban đỏ trên da, bỏ bú, bỏ ăn, liên tục quấy khóc,...
Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim được cấp số đăng ký lưu hành QLVX-1076-17 hiệu lực 05 năm theo quyết định số 488/QĐ-QLD ngày 09/11/2017 của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, là vắc xin tổng hợp thế hệ mới, giúp trẻ phòng ngừa 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm chỉ với một mũi tiêm. Để tiêm vắc xin 6 trong 1 cho con, bố mẹ có thể lựa chọn tiêm phòng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec - nơi thực hiện đầy đủ các bước trong tiêm chủng: Khám sàng lọc trước tiêm, tiêm, theo dõi phản ứng sau tiêm, kiểm tra sức khoẻ sau tiêm để đảm bảo tiêm phòng an toàn và hiệu quả cho bé.
Bác sĩ CK I Lê Đức Tuyên
Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long
-------------------------------------
Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/vac-xin/kien-thuc-tiem-chung/nhung-luu-y-khi-tiem-vac-xin-6-trong-1-hexaxim-cho-be/
-
Lịch tiêm chủng vắc xin cho người lớn
05/07/2021 20:38 GMT+7
-
Các loại vắc xin cho người lớn
05/07/2021 20:27 GMT+7
-
Hỏi đáp về bệnh bại liệt và vắc xin phòng bệnh bại liệt
05/07/2021 10:57 GMT+7
-
Lich tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ
05/07/2021 10:25 GMT+7
-
Lịch tiêm chủng vắc xin cơ bản cho trẻ em
05/07/2021 10:13 GMT+7
-
Quy trình chỉ định tiêm vắc xin và tư vấn trước tiêm chủng
05/07/2021 09:56 GMT+7
-
Những lưu ý khi đưa con đi tiêm chủng
05/07/2021 09:40 GMT+7
-
Những điều cần biết về vắc-xin phế cầu Synflorix
04/07/2021 22:16 GMT+7
-
Những điều cần biết về vắc-xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung
04/07/2021 21:47 GMT+7
-
Lịch tiêm vắc-xin viêm màng não do não mô cầu BC
04/07/2021 14:58 GMT+7
-
Tại sao phụ nữ cần tiêm phòng vắc-xin rubella trước khi mang thai?
04/07/2021 14:35 GMT+7
-
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu như thế nào hiệu quả nhất?
03/07/2021 17:37 GMT+7
- Lịch tiêm chủng vắc xin cho người lớn
- Lich tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ
- Hỏi đáp về bệnh bại liệt và vắc xin phòng bệnh bại liệt
- Lịch tiêm phòng đầy đủ cho trẻ từ 0 - 24 tháng tuổi
- Lịch tiêm chủng vắc xin cơ bản cho trẻ em
- Những điều cần biết về vắc-xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung
- Lịch tiêm vắc-xin viêm màng não do não mô cầu BC
- Tại sao phụ nữ cần tiêm phòng vắc-xin rubella trước khi mang thai?
- Những lưu ý khi đưa con đi tiêm chủng