Hướng dẫn sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ
1. Các thông tin cơ bản
Thuốc nhỏ tai thường được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn hoặc giúp loại bỏ ráy tai. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc như thế nào để đảm bảo an toàn có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Sử dụng thuốc nhỏ tai đúng cách cho phép thuốc đi vào ống tai, nâng cao hiệu quả điều trị.
Thuốc nhỏ tai thường được bào chế ở dạng dung dịch nhỏ hoặc xịt.
Lưu ý trước khi sử dụng thuốc nhỏ/xịt tai:
- Chỉ sử dụng thuốc trên tai cần điều trị, trừ khi bác sĩ yêu cầu điều trị cả hai tai.
- Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước nóng trước khi nhỏ/xịt thuốc.
- Bạn có thể cần sự giúp đỡ của người khác, một trong hai người có thể giữ trẻ ở vị trí an toàn trong khi người kia nhỏ/xịt. Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, bạn có thể quấn trẻ trong một chiếc chăn để giúp giữ trẻ nằm yên.
- Nếu sử dụng bình xịt tai lần đầu tiên hoặc nếu bạn đã không sử dụng bình xịt trong hơn một tuần, hãy lắc đều và ấn vòi bơm xuống nhiều lần cho đến khi vòi xịt thuốc bình thường.
- Đảm bảo không hướng vòi phun vào bạn hoặc bất kỳ ai khác.
- Bình xịt sẵn sàng để sử dụng.
2. Cách sử dụng thuốc nhỏ/xịt tai cho trẻ
3. Lưu ý chung về thuốc nhỏ và thuốc xịt tai
Nếu cho rằng thuốc nhỏ/xịt không vào tai, bạn có thể lặp lại quy trình nhưng không thử quá hai lần.
Cố gắng tránh chạm vòi phun vào tai trẻ.
Nếu trẻ cần nhỏ/xịt vào cả hai tai, hãy lặp lại các bước trên với tai còn lại hướng lên trên.
Thời gian sử dụng thuốc sẽ do bác sĩ kê đơn hoặc theo tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc.
Một số loại thuốc nhỏ/xịt tai chỉ có thể được sử dụng trong một thời gian giới hạn sau khi đã mở nắp. Điều này sẽ được ghi trên bao bì hoặc tờ hướng dẫn sử dụng. Bạn nên ghi lại ngày mở nắp trên thân chai và không tiếp tục sử dụng khi đã quá thời hạn bảo quản.
Bảo quản thuốc nhỏ/xịt tai sau mở nắp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Đảm bảo trẻ em không thể nhìn thấy hoặc tiếp cận với thuốc.
Tài liệu tham khảo:
https://www.medicinesforchildren.org.uk/how-give-medicines-ear-drops-and-sprays
https://www.safemedication.com/how-to-use-medication/ear-drops
DS. Lê Thu Thảo – Khoa Dược, Bệnh viện Nhi Trung ương
----------------------------------
Nguồn:
https://benhviennhitrunguong.gov.vn/huong-dan-su-dung-thuoc-nho-tai-cho-tre.html. Truy cập ngày 29/01/2023
-
Dinh dưỡng điều trị chậm tăng trưởng ở trẻ em
29/01/2023 10:07 GMT+7
-
5 điều COVID-19 tác động đến sức khỏe tinh thần của trẻ
08/09/2021 14:37 GMT+7
-
Dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò
11/06/2020 10:07 GMT+7
-
Trẻ ăn dặm & những điều cần lưu ý
06/06/2020 22:51 GMT+7
-
Chăm sóc răng cho trẻ đúng cách
06/06/2020 21:12 GMT+7
-
Chăm sóc ăn uống khi trẻ ốm
04/05/2020 13:56 GMT+7
-
Sử dụng thuốc ở trẻ em
29/04/2020 13:14 GMT+7
-
Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo nặng ở trẻ bệnh sốt xuất huyết cần nhập viện ngay
19/03/2020 10:47 GMT+7
-
Giúp trẻ bảo vệ và tăng cường miễn dịch trong “cuộc chiến Covid -19”
29/02/2020 00:00 GMT+7
-
Chăm sóc trẻ bệnh tim bẩm sinh
20/08/2019 09:23 GMT+7
-
Sai lầm cần tránh khi chăm trẻ sốt xuất huyết
19/08/2019 11:38 GMT+7
-
Phòng ngừa các bệnh do nắng nóng ở trẻ em
12/08/2019 15:58 GMT+7
- Dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò
- Giúp trẻ bảo vệ và tăng cường miễn dịch trong “cuộc chiến Covid -19”
- Dùng thuốc sốt cho con thế nào cho đúng?
- Sai lầm cần tránh khi chăm trẻ sốt xuất huyết
- Chăm sóc răng cho trẻ đúng cách
- Chăm sóc trẻ bệnh tim bẩm sinh
- Trẻ ăn dặm & những điều cần lưu ý
- Cách chăm bé sơ sinh mùa đông
- Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo nặng ở trẻ bệnh sốt xuất huyết cần nhập viện ngay