Chuyên gia mách bạn chế độ dinh dưỡng mùa dịch
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay, người ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ nhiễm virus. Tuy nhiên, người có bệnh tiềm ẩn hoặc hệ miễn dịch suy yếu thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn và có nguy cơ tử vong cao khi bị nhiễm bệnh. Vì vậy, tăng cường hệ miễn dịch thông qua chế độ dinh dưỡng là rất cần thiết sẽ giúp cơ thể chống lại sự lây nhiễm virus nói chung và COVID-19 nói riêng. Hãy cùng SK&ĐS tham khảo ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn hợp lý cho bạn và gia đình nhé!
Hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động như thế nào?
TS.BS. Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết: Mỗi cơ thể đều có một hệ miễn dịch khá phức tạp. Hệ thống này được tạo thành từ hệ bạch huyết, các bộ phận của lá lách, dạ dày, ruột, tuyến yên, tuyến ức giúp bảo vệ cơ thể khỏi các chất độc hại bao gồm vi khuẩn, virus, độc tố... bởi khả năng nhận diện được các tác nhân gây bệnh và tiêu diệt chúng. COVID-19 cũng như các loại virus khác đã từng xuất hiện trước đây và hiện nay chưa có giải pháp đặc hiệu. Mỗi người nên tự nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống đầy đủ, đa dạng, giữ thể trạng tốt để chống lại virus cũng như các tác nhân gây bệnh bên ngoài.
Lời khuyên dinh dưỡng tốt nhất chính là xây dựng và duy trì chế độ ăn lành mạnh, cân bằng giữa các thành phần protein, lipid và glucid. Glucid (tinh bột) nên chiếm khoảng 50-60% tổng năng lượng. Nên bổ sung thêm protein từ cá bởi trong cá có omega-3 và các loại chất béo không no.
Một chế độ ăn đa dạng giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Các thành phần quen thuộc cũng có thể phòng bệnh
PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ: Một số thực phẩm có nhiều vitamin C, vitamin A, vitamin β-carotene, kẽm, polyphenol... là những chất chống oxy hóa, có vai trò kháng khuẩn và hỗ trợ hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh. Chẳng hạn sơ-ri, cam, bưởi, các loại ớt chuông, ổi, các loại rau có màu xanh đậm chứa rất nhiều vitamin C, vitamin E sẽ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Vitamin C có khả năng nâng cao miễn dịch, ngăn ngừa phòng bệnh. Nhiều người cố gắng uống thực phẩm chức năng chứa vitamin C để nâng cao miễn dịch, phòng ngừa bệnh nhưng khi bạn ăn các loại quả chín là đã đủ nhu cầu vitamin C của cơ thể mỗi ngày. Người trưởng thành chỉ cần bổ sung khoảng 100mg vitamin C/ngày. Ngoài ra, vitamin A là một vitamin tăng trưởng, góp phần tăng cường hệ miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm trùng. Chương trình bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ dưới 5 tuổi được tổ chức hằng năm là một phương án phù hợp nâng cao hệ miễn dịch.
Các loại thực phẩm khác như sữa tách béo, trứng, hải sản có nhiều vitamin D cũng giúp phòng ngừa và hạn chế nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Ngoài ra, các loại hạt như hạt bí, hạt hướng dương, hạt điều, hạt óc chó... chứa nhiều kẽm, polyphenol. Đây là những thực phẩm có nhiều chất chống oxy hóa, đồng thời hỗ trợ, cải thiện đường tiêu hóa.
Một số thực phẩm đặc biệt khác như trà, tỏi, hành, gừng có chứa chất chống viêm và làm tăng hoạt động của hệ tế bào miễn dịch, giúp nâng cao hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh.
ThS.BS. Lê Thị Hải - nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Vì COVID-19 có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, ăn gừng tươi thường xuyên là biện pháp giúp giảm bớt các triệu chứng trong trường hợp bị nhiễm bệnh. Gừng cần được ăn hoặc uống tươi để đảm bảo hoạt động chống virus diễn ra tốt nhất. Bên cạnh đó, thực phẩm dễ tìm trong gian bếp là tỏi không chỉ tiêu diệt virus mà còn giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi sinh vật khác.
Để tăng cường đề kháng chống lại dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên lưu ý uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể, nghỉ ngơi đầy đủ và đặc biệt cắt giảm thực đơn các món chiên, nướng. Những loại thực phẩm này có thể gây viêm và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Khả năng chống chọi dịch bệnh phụ thuộc vào hệ miễn dịch của chính bạn.
-----------------------------------
Nguồn: Website Bộ Y Tế Việt Nam
-
Những lưu ý khi sử dụng thiết bị đo SpO2
01/09/2021 20:19 GMT+7
-
Hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0 (phiên bản 1.5)
01/09/2021 20:05 GMT+7
-
Hướng dẫn sử dụng bình ô-xy y tế tại nhà
01/09/2021 19:41 GMT+7
-
7 bước tự thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại nhà
01/09/2021 18:06 GMT+7
-
Hỗ trợ bệnh nhân F0 tại nhà: Danh sách Tổ phản ứng nhanh của toàn TP. HCM
16/08/2021 20:12 GMT+7
-
Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại nhà của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
16/08/2021 19:29 GMT+7
-
Sổ tay sức khỏe COVID-19
30/07/2021 23:03 GMT+7
-
Hướng dẫn tổ chức cơ sở cách ly tập trung cho đối tượng F0 không triệu chứng
23/07/2021 21:54 GMT+7
-
8 điều người bệnh cần làm khi thực hiện giám sát y tế tại nhà
23/07/2021 21:46 GMT+7
-
Cách ly F1 tại nhà: Cần đảm bảo yêu cầu như thế nào về cơ sở vật chất?
21/07/2021 08:20 GMT+7
-
Hướng dẫn chăm sóc ca nhiễm F0 (COVID-19) tại nhà của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
20/07/2021 16:34 GMT+7
-
Hướng dẫn cách ly tại nhà dành cho đối tượng F1
16/07/2021 18:09 GMT+7
- Hơn 100.000 điều dưỡng dấn thân chăm sóc bệnh nhân giữa dịch COVID-19
- Khuyến cáo phòng chống COVID-19 bằng tiếng Anh tới cộng đồng người nước ngoài ở Việt Nam
- Hỗ trợ bệnh nhân F0 tại nhà: Danh sách Tổ phản ứng nhanh của toàn TP. HCM
- Bộ Y tế ra áp phích, tờ rơi trực quan mới về phòng chống dịch bệnh COVID-19
- 7 bước tự thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại nhà
- Hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0 (phiên bản 1.5)
- Sổ tay sức khỏe COVID-19
- Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại nhà của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
- Hướng dẫn sử dụng bình ô-xy y tế tại nhà